Udon chia làm 2 loại: Udon thường, sợi mỳ dày hơi vuông, giá cả phải chăng và Udon đặc biệt Inaniwa, mảnh mai như sợi tóc, vàng ươm như nắng thu và giá thành tương đối đắt. Đây là món ăn yêu thích của người Nhật nói chung và Thiên Hoàng nước Nhật nói riêng.
Mỳ Udon lạnh. |
Udon đơn giản chỉ là dùng bột mỳ, muối và nước thêm vào công đoạn nhào nặn, nhưng để có Udon ngon lại hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến của các bậc sư phụ. Udon có hương vị đậm đà của bột mỳ, kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai dai.
Ngày xưa, Udon đặc biệt Inaniwa là loại thực phẩm chỉ có giới quý tộc và Hoàng gia mới được hưởng dùng. Gia tộc Yosuke Sato ở tỉnh Akita thành phố Yuzawa Nhật Bản, được Thiên Hoàng chỉ định cung cấp Udon cho Hoàng gia Nhật Bản tính đến nay là đã 7 đời, bởi không ai vượt qua được tài nghệ chế biến mỳ Udon của gia tộc này, kể từ khi họ sáng chế ra Inaniwa Udon vào năm 1860.
Mỳ Udon nóng với Tempura. |
Udon được ăn nóng hoặc lạnh. Mùa hè nóng nực, ăn món mỳ Udon lạnh sẽ có cảm giác mát mẻ. Mùa đông lạnh giá thưởng thức mỳ Udon nóng sẽ tuyệt hơn vì sợi mỳ dẻo dai với một chút vị mặn, canh cá bào khô làm tăng lên vị ngọt thơm của sợi mỳ ngon, ăn cùng với dấm và lòng đỏ trứng gà thêm vị béo ngọt đậm đà sẽ xua tan đi cái lạnh tức thì.
Món mỳ Udon ngon nhất không thể bỏ qua còn có Kobe Gyuniku Inaniwa Udon – mỳ Udon đặc biệt với bò Kobe.
Ramen có thể được thấy khắp nơi trên nước Nhật, từ những chữ viết trên đèn lồng đỏ của các quán hàng rong, trên biển của những cửa hàng ăn uống, trong những lễ hội, hay thậm chí cả những tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, sách báo, truyện tranh.
Ramen và hành trình đến với nước Nhật |
Ramen là một loại mỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật Bản trong thời Meiji. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, Ramen đã trở thành một món ăn đặc trưng của Nhật Bản và nổi tiếng không chỉ ở nước Nhật. Sợi mỳ Ramen nhỏ như Spaghetti, được chan nước dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau như thịt lợn thái lát (chaashuu), rong biển khô (nori), kamaboko (chả cá Nhật Bản), hành xanh, thậm chí cả ngô nữa. Hầu như mọi địa phương ở Nhật Bản đều có hương vị Ramen của riêng mình, từ Tonkatsu ramen của Kyuushuu tới Miso ramen của Hokkaido.
Người Nhật ưa chuộng và tự hào về Ramen đến mức, vào năm 1994, một bảo tàng Ramen đã được mở tại Yokohama với rất nhiều những hiện vật trưng bày thú vị về lịch sử ra đời và phát triển của món ăn này tại Nhật Bản.
Soba là loại mỳ người Nhật Bản dùng để ăn vào ngày cuối cùng trong năm để tiễn năm cũ, đón một năm mới may mắn và sức khỏe. Sợi mỳ soba dài và dai, còn biểu tượng cho sự trường thọ của con người, cho nên mỳ soba cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.
Soba – mỳ tiễn năm cũ đón năm mới của người Nhật |
Khác với Udon và Ramen được làm từ bột mỳ, nước và muối, mỳ Soba được làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mỳ, rồi nhào và lăn cho mỏng rồi cắt thành những sợi nhỏ. Kiều mạch có rất nhiều sinh tố B1, B2, cũng như chất rutin và colin, và càng ngày càng có nhiều người biết đó là một loại thức ăn rất tốt cho sức khoẻ.
Mỳ Soba có thể ăn nóng hoặc lạnh. Mỳ lạnh là mỳ luộc chín, chấm với nước tương, củ cải mài, thêm chút mù tạt với vài cọng hành. Mỳ Soba lạnh được ăn kèm với sợi nori (rong biển) và với củ Yam bào mịn (củ Yam là “khoai tây núi”, cũng là một loại thức ăn nổi tiếng được người Nhật ưa chuộng).
Để khám phá thế giới mỳ Nhật trọn vẹn, thực khách có thể đến hệ thống nhà hàng Triều Nhật Asahi tại 76 Triệu Việt Vương & 288 Bà Triệu, Hà Nội. Website: http://www.trieunhat.com/. Hotline: 0902 286 286
Udon, Ramen và Soba đều được chế biến từ bột kiều mạch?
a. Đúng; b. Sai
Quà tặng là 10 thẻ cào may mắn tham gia chương trình “500 món Nhật, 1.000 quà tặng ngay, 365 ngày mê say món Nhật” tại hệ thống nhà hàng Triều Nhật Asahi sẽ được trao cho 10 khách hàng gửi câu trả lời đúng nhất, nhanh nhất.
Bạn hãy gửi câu trả lời hoặc a hoặc b và cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân (Họ và tên, ngày sinh, mobile, địa chỉ, số CMND) về email: trieunhat@gmail.com.
(Nguồn: Công ty TNHH Triều Nhật)