Cơm là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Cơm ngon hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh chất lượng gạo, loại gạo thì phương pháp nấu cực kỳ quan trọng.
Đa phần khi nấu mọi người thường chỉ vo gạo, thêm nước rồi cho vào nồi nấu. Tuy cơm vẫn chín nhưng nếu chỉ làm thế này thì hạt cơm sẽ không được dẻo thơm và căng bóng như kỳ vọng.
Vậy nấu cơm như thế nào mới đúng?
Mỗi một người sẽ lại có cách nấu cơm khác nhau. Theo đầu bếp lâu năm, để có được bát cơm ngon bạn có thể vẫn áp dụng cách nấu cũ nhưng thêm 1 bước nữa, hạt cơm sẽ dẻo ngon chẳng kém nhà hàng.
Cụ thể, trước khi nấu, bạn nên vo gạo khoảng 2 lần cho sạch sau đó đem ngâm khoảng 30 phút. Đợi gạo hút đủ nước thì đem đi nấu như bình thường.
Một vài lợi ích của việc ngâm gạo:
- Giúp hạt gạo nhanh chín và nở đều, đẹp hơn.
- Ngâm gạo sẽ hỗ trợ loại bỏ axit phytic - chất làm giảm khả năng nạp canxi, sắt, kẽm của cơ thể… Nhờ đó mà cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu các vitamin, khoáng chất trong gạo tốt hơn.
- Ngâm gạo trước khi nấu cũng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa.
Tham khảo cách nấu cơm ngon, đơn giản ngay sau đây nhé!
Nguyên liệu- Gạo
- Giấm trắng
- Dầu ăn
- Muối
* Mẹo chọn gạo ngon:
- Ưu tiên lựa chọn các loại gạo không được xay xát kỹ. Vì những loại này giàu chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất có lợi khác.
- Quan sát và chọn mua gạo có hạt tròn, mẩy, bề mặt bóng, không bị nát hoặc gãy.
- Cắn nhẹ 1 hạt gạo, nếu cảm nhận được mùi thơm, ngọt nhẹ thì đó là gạo ngon.
Cách nấu cơm ngon Bước 1: Vo gạo- Lấy 1 lượng gạo ra bát rồi thêm nước sạch vào. Dùng tay chà xát nhẹ nhàng hạt gạo để lấy đi lớp bụi bẩn bám bên ngoài. Lưu ý, chỉ vo gạo khoảng 2 lần, tránh vo gạo quá nhiều mà gạo mất hết chất.
Bước 2: Ngâm gạoGạo sau khi vo sạch không nên đem đi nấu vội. Hãy cho nước lạnh vừa đủ rồi ngâm gạo khoảng 20 - 30 phút.
Thao tác này sẽ giúp hạt gạo thấm đủ nước, khi chín trở nên dẻo, xốp và ăn thơm ngon hơn. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp cho cơm nhanh chín, rút ngắn thời gian chờ đợi.
Bước 3: Thêm nước- Cho phần gạo đã ngâm vào nồi cơm điện rồi thêm nước vào theo tỷ lệ 1 gạo : 1.2 nước. Tùy loại gạo bạn dùng mà căn chỉnh cho phù hợp.
- Nếu không chắc chắn, hãy đổ gạo vào trước rồi cho nước. Kiểm tra thấy nước cao hơn gạo 1 đốt ngón tay là được.
Bước 4: Nêm gia vị- Thêm vào nồi cơm từ 1 - 2 giọt giấm trắng và dầu ăn cùng vài hạt muối vào.
Bước 5: Nấu cơmĐậy nắp vung nồi cơm lại rồi bắt đầu nấu. Thông thường, nồi cơm điện sẽ mất từ 20 - 40 phút để gạo chín. Trường hợp nồi có tích hợp chức năng nấu nhanh thì chỉ mất khoảng 15 - 20 phút.
Nếu bạn nấu cơm bằng bếp củi hoặc bếp than thì sẽ cần khoảng 30 - 45 phút. .
Một số mẹo khi nấu giúp cơm ngon hơn Dùng nước sôiNấu cơm bằng nước sôi vừa rút ngắn thời gian nấu lại giúp bảo toàn các vitamin cùng dưỡng chất trong gạo. Nghiên cứu đã chỉ ra, nước sôi sẽ khiến cho lớp màng ở bên ngoài của hạt gạo bị co lại. Lúc này, nó đảm nhận vai trò bảo vệ giúp hạt gạo không bị nứt, vỡ.
Thêm giấm ănKhi nấu cơm, bạn thêm vài giọt giấm ăn vào tinh bột dưới tác động của axit axetic vào sẽ phân hủy thành glucose sẽ giúp hạt cơm ngọt và mềm xốp hơn.
Đừng lo vì lượng giấm rất ít nên khi cơm chín sẽ không có mùi chua. Ngoài ra, Đặc biệt, với những ngày nắng nóng, cơm có giấm sẽ bảo quản được trong thời gian dài hơn so với cơm nấu theo cách thông thường.
Thường cứ 1.5kg gạo, bạn cho vào 3ml giấm là đủ.
Dùng dầu ănMột bí quyết mà ít đầu bếp nào nói với bạn chính là thêm một vài giọt dầu ăn vào khi nấu sẽ giúp cơm ngon hơn. Đặc biệt, nếu gạo đã để trong thời gian quá dài khi nấu lên dễ có mùi hôi, lúc này dầu ăn sẽ hô biến hạt cơm thành màu trắng sáng, thơm ngon như cơm mới.
Thêm lá tràNấu cơm thêm lá trà vào không chỉ giúp cơm trông đẹp mắt mà còn ngon hơn. Hơn thế, lá trà cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bát cơm nóng hổi tỏa vị ngọt của gạo, thơm của lá trà, đảm bảo cả nhà ăn 2 - 3 bát vẫn muốn xin thêm.
Cách làm như sau, bạn lấy 0.5 - 1g lá trà rồi ngâm với 1000ml nước sôi khoảng 5 phút. Lọc bỏ phần lá trà rồi đổ nước trà vào nấu cơm thay cho nước lọc thông thường. Không nên cho quá nhiều trà vì như thế sẽ dễ át đi hương thơm của gạo.