Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng nhất trong năm vì thế các gia đình đều chuẩn bị lễ vật vô cùng chỉn chu và tỉ mỉ. Tùy theo quan niệm của từng vùng, miền mà mâm cúng sẽ có các lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, dù chọn dâng lễ vật nào đi chăng nữa thì đa số đều không đặt 3 thứ này lên trên ban thờ vì cho rằng nó mang tới những điều xui rủi.
(Ảnh: Hòa Phạm)
1. Thịt vịtTừ xưa tới nay thịt vịt vốn là thứ không bao giờ xuất hiện trên các mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên. Có rất nhiều cách lý giải về điều này.
Một số tài liệu có ghi, các loài linh hạc xưa kia rất được tôn quý. Người ta gắn liền linh hạc với thần linh và xem chúng như hiện thân của đất, trời. Những sinh vật biết bay như sếu, vịt, ngan, ngỗng đều được xem có mối liên hệ với thần linh nên người ta không bao giờ đem cúng hoặc hiến tế, nếu phạm phải sẽ bị xem là thiếu tôn trọng thần linh.
Bên cạnh đó cũng có một vài quan điểm cho rằng, thịt vịt không dùng trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 vì nó mang ý nghĩa xui xẻo. Ăn thịt vịt vào ngày này dễ tan đàn, xẻ nghé. Do đó, thay vì thịt vịt, người ta chọn thịt gà làm lễ vật dâng cúng.
>> Tham khảo cách luộc gà cúng rằm tháng 7 ngon.
2. Trái cây bằng nhựaĐiều tối kỵ trên mâm cỗ cúng rằm tháng 7 là trái cây bằng nhựa. Có rất nhiều gia đình chọn trái cây nhựa để bày biện, vừa tiết kiệm chi phí lại không sợ trái cây thối, hỏng nếu để lâu.
Tuy nhiên, đây chính là sai lầm bạn cần bỏ ngay. Người xưa cho rằng, những đồ trái cây giả, hoa giả bày lên ban thờ là sự không thành kính với bề trên.
Khi mua trái cây thắp hương ngày rằm tháng 7, bạn nên chọn quả có ý nghĩa cát tường, cầu may mắn và bình an. Một số hoa quả có thể lựa chọn như: Lê, lựu, dưa hấu, thanh long, chuối, phật thủ…
Ngoài ra, bạn cũng nên mua những loại trái cây chưa chín hẳn như thế sẽ tránh tình trạng dập, nát hoặc thối khi chưa kịp hạ lễ. Việc để trái cây mốc hỏng trên bàn thờ gia tiên cũng là điều cấm kỵ.
Trái cây khi mua về bạn rửa thật sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 - 10 phút thì vớt ra. Dùng khăn sạch lau khô trái cây, bằng cách này sẽ giúp trái nào cũng tươi ngon, không bị thối vì úng nước.
3. Quả có gai, mùi nồng, dập nátNhững loại quả có gai nhọn như: Sầu riêng, mít tuyệt đối không được bày lên ban thờ. Bởi theo quan niệm dân gian, loại quả này sẽ khiến gia đình bị xáo trộn, gai nhọn làm cho cuộc sống trở nên khó khăn, chông chênh hơn.
Với các loại trái cây bị thối, dập nát sẽ thu hút ruồi, muỗi, sâu bọ bâu vào từ đó ảnh hưởng tới sự thanh tịnh của nơi thờ tự.
Mâm cỗ rằm tháng 7 nên cúng gì? * Mâm lễ cúng PhậtThường mâm lễ cúng Phật sẽ có các món chay, hương, hoa và trái cây. Bạn không cần sắm sửa quá cầu kỳ, chỉ cần chuẩn bị đơn giản theo điều kiện gia đình là được.
Một mâm cúng rằm tháng 7 cần có cho ban thờ Phật gồm: Giò, nem chay, chả chay, canh, đậu phụ… Đối với hoa dâng lễ thì bạn ưu tiên hoa sen hoặc hoa mẫu đơn. Tuyệt đối không dùng hoa có mùi hắc, loại hoa dại.
* Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7(Ảnh: Nguyễn Hà)
Với mâm cúng trên bàn thờ gia tiên thì bạn có thể chọn cỗ mặn hoặc cỗ chay. Thông thường, 1 mâm cỗ cúng mặn sẽ có gà luộc, xôi, giò, canh, cơm, món xào…
Ngoài ra, trên mâm cũng sẽ có hoa quả, hương, trà, rượu và quần áo bằng giấy, tiền vàng dâng lên người đã khuất.
* Mâm cúng chúng sinh ngày rằmTùy theo từng gia đình mà có bày biện thêm mâm cúng chúng sinh hay không. Với mâm cỗ này bạn chỉ cần sắm sửa bỏng, cháo loãng, kẹo, bim bim, mía, khoai, sắn… cùng chút vàng hương, nước, nến là được.
Mâm cúng này đặt ở ngoài trời, khu vực ngã ba, ngã tư đường, cổng làng.
Nguồn: