Trong văn hóa người Việt, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trên ban thờ gia tiên vào các dịp đặc biệt, nhất là Tết Nguyên đán.
Theo quan niệm của người xưa, mâm ngũ quả thường sẽ trưng 5 loại quả khác nhau, đại diện cho quy luật âm dương ngũ hành lần lượt là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Không chỉ vậy, số 5 còn mang ý nghĩa của những điều may mắn và tốt đẹp, cầu cho gia chủ trong năm mới đạt đủ ngũ phúc lâm môn là Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Cùng với đó, mỗi một loại quả trong mâm ngũ quả Tết lại mang một ý nghĩa khác nhau.
Tùy vào từng vùng miền, địa phương mà lựa chọn những loại quả khác nhau cho mâm ngũ quả của gia đình mình trong dịp Tết Nguyên đán.
Mâm ngũ quả Tết Nguyên đán gồm những gì? Mâm ngũ quả của người miền BắcNgười miền Bắc rất coi trọng các lễ nghi vì thế việc lựa chọn các loại trái cây cho mâm ngũ quả cũng rất kỳ công. Thông thường, người ta sẽ chọn các loại quả quen thuộc có trong vườn nhà để dâng cúng. Trong đó phải kể đến:
- Bưởi: Đây là loại quả tượng trưng cho sự thành đạt và thịnh vượng.
- Cam quýt: Người ta bày cam và quýt trên bàn thờ gia tiên ngày Tết với mong muốn cầu sức khỏe và sự thành công cho các thành viên trong gia đình.
- Phật thủ: Quả này có hình dáng như bàn tay Phật, người ta mong muốn trong năm mới sẽ được Phật che chở cho mọi sự hanh thông.
- Chuối: Trên mâm ngũ quả của người miền Bắc luôn có chuối - biểu tượng cho sự hội tụ, sum vầy.
- Đào hoặc táo: Đây là loại quả mang ý nghĩa mong cầu sự thăng tiến và giàu sang phú quý.
Không chỉ chọn đúng loại trái cây, cách bày trí mâm ngũ quả Tết cũng được người miền Bắc rất chú trọng. Thường họ sẽ sắp xếp các loại quả xen kẽ nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ và hợp phong thủy.
Cách trang trí mâm ngũ quả miền Bắc như sau: Dưới cùng là chuối, ở giữa đặt phật thủ, xung quanh bày biện các loại quả còn lại.
Miền Trung bày mâm ngũ quả Tết thế nào?Người miền Trung quan niệm "nhà có gì cúng nấy", họ ưu tiên lựa chọn những loại quả theo mùa hoặc sẵn có trong vườn nhà. Quan trọng nhất trong mâm ngũ quả của người miễn Trung là trái cây phải tươi ngon, lành lặn không bị sứt hoặc nứt dập.
Một số quả thường có mặt trên mâm lễ của người miền Trung:
- Thanh long: Mong cầu trong năm mới làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc
- Chuối: Mang ý nghĩa mong cầu con cháu sum vầy, đầm ấm, thu hút may mắn và bảo ban, che chở cho gia đình
- Dưa hấu: Biểu tượng của sự ngọt ngào và cầu mong may mắn
- Xoài: Mong cho năm mới luôn có tiền để tiêu xài
- Sung: Loại quả mang ý nghĩa mong cầu sung túc
Mâm ngũ quả của người miền NamMâm ngũ quả của người miền Nam được bày biện theo nguyên tắc "cầu sung vừa đủ xài". Nó tương ứng với 5 loại quả là: Mãng cầu - sung - dừa - đu đủ - xoài. Ngoài ra, hai bên ban thờ cũng sẽ đặt thêm dưa hấu để cầu mong may mắn cho năm mới.
Lưu ý, người miền Nam không cúng chuối hay lê và táo, cam quýt vì họ cho rằng đây đều là các loại quả mang ý nghĩa xui xẻo, không tốt cho năm mới. Một số quả quen thuộc trên mâm lễ của người miền Nam như:
- Mãng cầu: Mong cầu cho mọi sự được như ý
- Sung: Mong cầu sự sung túc về tiền bạc và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống
- Dừa: Đây là loại quả biểu tượng cho sự viên mãn, mong cầu sự vừa đủ
- Đu đủ: Cầu cho năm mới đủ đầy, thịnh vượng
- Xoài: Mong cầu cho cả năm thoải mái tiêu xài
Trên đây là mâm ngũ quả Tết Nguyên đán của 3 miền Bắc - Trung - Nam mà ai cũng nên biết để chuẩn bị cho mâm lễ của gia đình dịp Tết này đủ đầy hơn.