Mộc nhĩ là thực phẩm quen mặt trong nhà bếp. Đây là loại nấm rất giàu đạm, vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu tốt cho cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho thấy trong mộc nhĩ chứa hàm lượng chất xơ cao, tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa táo bón đồng thời chống lão hóa, làm đẹp da hiệu quả.
Không chỉ vậy, mộc nhĩ còn chứa các axit cholesterol. Đây là chất có tác dụng làm giảm lipid máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả.
Mộc nhĩ khi nấu lên giòn ngon, thanh mát, được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau. Thông thường, mộc nhĩ tươi sẽ được phơi khô để bảo quản lâu hơn. Khi dùng, người ta đem ngâm mộc nhĩ cho nở rồi mới mang đi nấu.
Phần lớn người dùng đều có thói quen ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng. Hầu hết mọi người đều tin rằng, nhiệt độ của nước vừa giúp mộc nhĩ nở nhanh lại tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt. Tuy nhiên, đây chính là thủ phạm làm thất thoát chất dinh dưỡng trong mộc nhĩ đồng thời tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Vậy làm thế nào để làm sạch mộc nhĩ nhanh, hiệu quả mà không mất chất? Đầu bếp lâu năm mách nhỏ một cách sơ chế đơn giản mà ít người biết.
Hướng dẫn chọn mộc nhĩLựa chọn mộc nhĩ ngon là bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Khi mua, bạn nên chú ý tới một số điểm sau:
1. Màu sắcNên chọn mộc nhĩ có màu nâu sẫm. Khi cầm trên tay bạn cảm nhận được độ mềm, dẻo, bề mặt của mộc nhĩ không xuất hiện các vết nứt hay hiện tượng đổi màu.
2. Mùi vịMộc nhĩ ngon sẽ có mùi thơm, không bị hắc. Nếu thấy có mùi lạ hoặc hôi, thối thì tuyệt đối đừng mua.
3. Khô ráoKhi mua bạn nên chọn mộc nhĩ có bề mặt khô ráo, cầm vào có cảm giác mềm, không bị dính tay hay ẩm ướt.
Cách sơ chế mộc nhĩ Nguyên liệu- Mộc nhĩ
- Baking soda
- Bột mì
- Đường trắng
Chi tiết cách sơ chế mộc nhĩ1. Mộc nhĩ mua về bạn rửa nhiều lần với nước. Quá trình này bạn có thể dùng tay vò nhẹ để tạp chất, bụi bẩn bám trên bề mặt rơi ra.
2. Chuẩn bị một bát nước sạch, cho vào đây 1 thìa baking soda, 1 thìa bột mì rồi khuấy đều lên. Baking soda là chất tẩy hết dư lượng hóa chất trên bề mặt mộc nhĩ. Bột mì đảm nhận vai trò như lớp vải mềm thấm hút mùi hôi, bụi bẩn còn sót lại.
3. Cho mộc nhĩ vào bát nước vừa pha rồi ngâm khoảng 20 - 60 phút. Trong quá trình này, bạn nhớ thêm 1 thìa cà phê đường vào bát nước ngâm. Đường sẽ giúp trung hòa vị chát của mộc nhĩ đồng thời tạo độ mềm, ngon cho nấm.
4. Ngâm đủ thời gian bạn sẽ thấy mộc nhĩ căng mọng, bề mặt mềm. Vớt mộc nhĩ ra rổ rồi xả 2 - 3 lần nước cho sạch hoàn toàn, tránh tình trạng baking soda cùng bột mì sót lại trên bề mặt.
5. Mộc nhĩ rửa sạch, để ráo và mang đi chế biến thành các món bạn yêu thích.
Bảo quản mộc nhĩMộc nhĩ sau khi ngâm nên nấu ngay là tốt nhất. Tránh để mộc nhĩ quá lâu hoặc bảo quản trong tủ lạnh dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi.
Trường hợp bạn chưa ăn ngay, hãy đem mộc nhĩ đi phơi lại cho khô rồi bảo quản ở nơi khô giáo, thoáng gió.
Nhìn chung, với cách sơ chế mà Bếp Eva vừa chia sẻ, bạn sẽ có một phần mộc nhĩ được làm “sạch bong”, đảm bảo giữ nguyên dinh dưỡng, yên tâm sử dụng.
Những ngày hè nóng nực là thời điểm các món từ mộc nhĩ và nấm được nhiều chị em lựa chọn. Hương vị giòn giòn, thanh mát của loại nấm thiên nhiên này sẽ giúp tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn trên mâm cơm của gia đình.
Một số món ăn ngon từ mộc nhĩ bạn có thể tham khảo như:
- Mộc nhĩ xào trứng
- Giòn ngon mộc nhĩ xào thịt gà, nấm hương
- Lạ miệng xôi thịt băm mộc nhĩ
- Giòn sần sật giò tai cuộn mộc nhĩ
- Thanh mát canh mướp đắng nhồi thịt, mộc nhĩ