Giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh là giai đoạn khá nhọc nhằn đối với các bậc làm cha mẹ. Bởi vì muốn chăm trẻ tốt nhất, đòi hỏi bố mẹ phải có kiến thức và kỹ năng vững. Đối với những bà mẹ trẻ, lần đầu có con thì thường sẽ cảm thấy vô cùng áp lực, bởi vì họ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm về vấn đề này.
Trong khi đó, trẻ sơ sinh khi mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài, còn khá bở ngỡ nên sẽ rất cần bố mẹ hỗ trợ, để bé có thể tập thích nghi dần. Bên cạnh đó, các bộ phận và chức năng cơ thể của trẻ cũng còn khá yếu và đang trong quá trình phát triển hoàn thiện.
Vì vậy, so với trẻ ở độ tuổi lớn hơn thì chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc khó hơn rất nhiều. Và để bảo vệ sức khỏe, cũng như đảm bảo sự phát triển lành mạnh của bé thì quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh thường có những bí mật sau đây mà bố mẹ cần phải nắm rõ. Bởi vì nó báo hiệu tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu bố mẹ có sự chuẩn bị đầy đủ sẽ tránh được trạng thái lúng túng, bối rối khi không biết phải giải quyết thế nào?
Mỉm cười khi ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ có biểu cảm vô cùng đáng yêu, đó là mỉm cười khi ngủ. Theo như kinh nghiệm của ông bà thì lúc này có thể trẻ đang được bà mụ dạy dỗ. Tuy nhiên, xét về góc độ khoa học thì biểu cảm mỉm cười khi ngủ ở trẻ sơ sinh là một phản xạ tự nhiên.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, dù là khóc hay cười khi ngủ thì những hành vi vô thức này đều chứng tỏ trẻ đang mơ và có một giấc ngủ sâu. Ngoài ra, trong những tháng đầu đời, trẻ đang trải qua một giai đoạn làm quen để thích nghi với môi trường bên ngoài. Lúc này, não bộ của trẻ đang tiếp nhận khá nhiều thông tin để xử lý. Đồng thời, các bộ phận trên cơ thể cũng dần phát triển linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ bị quá tải và đến cả lúc đi ngủ, trẻ vẫn còn đang xử lý những thông tin đã lưu vào não bộ của trẻ trước đó. Cuối cùng là trẻ sẽ thể hiện ra bên ngoài bằng hành động cười hay khóc lúc đang ngủ.
Tuy nhiên, khi trẻ đủ 10 tháng tuổi trở lên, nếu trẻ có biểu hiện co giật kéo theo hành động cười không kiểm soát một cách thường xuyên thì bố mẹ đừng nên chủ quan. Bởi vì đây là tín hiệu ám chỉ sức khỏe của bé đang gặp vấn đề, bố mẹ cần kịp thời đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và có cách chữa trị phù hợp.
Mỉm cười khi ngủ là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Đầu nghiêng về một bên khi ngủ
Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều và hầu hết đứa bé nào cũng có thói quen đầu nghiêng về một bên khi ngủ. Nếu người lớn chúng ta thường ngủ trong tư thế ngửa người hoặc nằm nghiêng thì trẻ sơ sinh lại có kiểu ngủ vô cùng thú vị, mặc dù ngửa người nhưng cổ và mặt luôn nghiêng về một bên.
Theo các chuyên gia, hành vi này của trẻ không liên quan đến môi trường ngủ hoặc cách cho con bú của người mẹ. Nguyên nhân là vì thói quen được hình thành từ trong bụng mẹ. Đến khi được ra bên ngoài, trẻ cũng vẫn giữ nguyên thói quen này.
Tuy nhiên, vì trẻ còn quá nhỏ nên các bộ phận và chức năng cơ thể còn yếu. Việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng mặt khi ngủ sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trẻ nằm ngủ trong tư thế này một thời gian dài thì các cơ xương mặt của trẻ sẽ mất đi sự cân đối tự nhiên, khiến cho khuôn mặt bị thay đổi kích cỡ lúc to lúc nhỏ.
Ngoài ra, trẻ còn dễ mắc các chứng bệnh như thay đổi màu da, hội chứng đầu bẹt, tật vẹo cổ và thậm chí nguy hiểm hơn là bị nghẹt thở hay đột tử bất ngờ. Trong trường hợp này, bố mẹ nên chấn chỉnh lại tư thế ngủ cho trẻ.
Bố mẹ cần kịp thời điều chỉnh tư thế nằm nghiêng đầu của trẻ, nếu không muốn trẻ gặp các vấn đề nguy hại cho sức khỏe.
Luôn nắm chặt tay
Hầu hết các bà mẹ lần đầu có con, đều cảm thấy lạ lẫm trước hành động nắm chặt tay của trẻ, đặc biệt là khi ngủ. Vì vậy, luôn tìm cách để duỗi tay của bé thẳng ra. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Khi trẻ đủ từ 3 tháng tuổi trở lên, tình trạng này sẽ dẫn biến mất, nắm tay sẽ từ từ mở ra.
Thực tế, các chuyển động bàn tay của trẻ là dấu hiệu trẻ đang phát triển về nhận thức. Đồng thời, não bộ cũng đang được kích thích và sớm được hình thành. Điều này, là dấu hiệu tốt đối quá trình phát triển xương khớp và não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu thời gian trẻ thực hiện hành vi nắm chặt tay kéo dài, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Bởi vì, sự bất thường này có thể báo hiệu trẻ xuất hiện chứng rối loạn tâm thần. Hoạt động của các cơ diễn ra kém, dẫn đến trẻ luôn nắm chặt tay và các bộ phận khác trên cơ thể cũng trở nên đơ cứng. Bên cạnh đó, việc trẻ nắm chặt tay vô tình có thể làm trẻ bị thương, nếu như móng tay của trẻ quá sắt nhọn và không được cắt ngắn.
Trẻ từ 3 tháng trở lên, hành vi nắm chặt tay có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tâm thần.