Hôn nhân không phải là một trò đùa và ly hôn cần phải thực sự suy nghĩ một cách chín chắn khi bạn đã trở thành mẹ của những đứa trẻ. Đó là điều mà tôi mới nhận ra được sau 2 năm ly hôn, khi mọi thứ được phơi bày trước mắt và câu nói của cô con gái sau 2 năm gặp lại như ngàn vết dao đâm vào tim tôi.
Tôi và chồng kết hôn thì sinh được 1 con gái sau đó không lâu. Khoảng thời gian đầu sau khi sinh con, tôi an phận ở nhà chăm sóc và nuôi dạy con gái còn chồng thường xuyên đi làm xa nhà. Một mình quanh quẩn với đứa con lại thiếu vắng sự quan tâm của người chồng đã khiến tôi có những quyết định sai lầm.
Ảnh minh họa
Tôi thấy chồng mỗi lần về nhà đều lạnh nhạt với mình nên bắt đầu chì chiết, càu nhàu nhiều khiến anh khó chịu. Thuở ấy mới 20 tuổi, suy nghĩ nông cạn đã khiến tôi quyết định ly hôn và không sống chung với người đàn ông ấy nữa. Không chỉ sai lầm ở bước đó, tôi còn mắc phải sai lầm mà bản thân không bao giờ có thể chữa lành được. Đó là tôi đã để lại cô con gái 5 tuổi cho chồng cũ nuôi mặc cho sự cố gắng níu kéo từ cô bé.
- Mẹ ơi mẹ đừng bỏ bố, mẹ đừng bỏ con có được không. Con muốn sống với cả bố và mẹ cơ, con không muốn bố mẹ ly hôn.
Thế nhưng sự sĩ diện đã làm mờ con mắt khiến tôi vẫn cương quyết lựa chọn ly hôn chồng cũ. Lúc này đứa trẻ vớt vát:
- Thế mẹ cho con đi với mẹ đi, con muốn ở với mẹ cơ, con không muốn ở với bố. Bố suốt ngày đi làm xa nhà con không muốn ở nhà một mình. Mẹ ơi con xin mẹ, cho con đi cùng với mẹ đi.
- Không được con, mẹ bây giờ không có tiền, không thể nuôi con được. Bố có nhiều tiền hơn mẹ nên có thể cho con một cuộc sống tốt hơn. Con yên tâm, mẹ sẽ thường xuyên đến thăm con và sẽ đón con về ở cùng khi có đủ điều kiện.
Và cứ thế, tôi quyết dứt bàn tay nhỏ xíu của đứa con gái mà tôi hết mực yêu thương để bước lên xe và chạy đi mất. Tôi trốn chạy chồng cũ và con như trốn chạy một điều gì đó rất kinh khủng mà mãi cho đến sau này, chính tôi cũng không thể hiểu ngày đó vì sao tôi lại chán ghét cuộc sống đó, gia đình đó, con người đó đến như vậy.
Ảnh minh họa
Guồng quay cuộc sống khiến tôi chỉ còn lại những lời hứa với con gái qua những cuộc điện thoại ngắt quãng. Suốt 2 năm trời tôi đã không quay lại thăm con như lời đã hứa, chính vì thế tôi cứ ngỡ rằng, lần trở lại thăm con này sẽ là niềm vui khôn xiết cho đứa trẻ và con bé sẽ nhanh chóng thu xếp quần áo để xin được đi cùng tôi. Thế nhưng mọi thứ ngược lại những gì tôi nghĩ.
Đến nhà chồng cũ thăm con gái, tôi đã thực sự sốc khi nhìn thấy cảnh tượng cô bạn thân đã lâu không liên lạc của tôi cũng đang ở đó. Cô ta đeo một chiếc tạp dề, đứng trong căn bếp mà tôi từng đứng và đang nấu một bàn đầy thức ăn. Khi xưa chính cô ấy là người đưa ra lời khuyên tôi nên ly hôn chồng chứ đừng chịu đựng một cuộc sống như thế này. Vậy giờ này tại sao cô ấy lại có mặt trong gia đình của tôi thế này?
Hóa ra, sau khi chúng tôi ly hôn, chồng tìm đến bạn thân của tôi để trút bầu tâm sự và giữa họ đã nảy sinh tình cảm. Cả hai dọn về sống chung được 1 năm nay như vợ chồng và điều khiến tôi bất ngờ hơn nằm ở phía sau. Con gái tôi từ trên lầu bước xuống, đứa trẻ gọi cô ta là "mẹ" với giọng điệu đầy vui tươi, phấn khởi. Khi nhìn thấy tôi, nó đứng sượng lại một lúc sau đó nhanh chóng lướt đi qua khiến tôi phải lên tiếng:
- Con gái, con không nhận ra mẹ sao, là mẹ đây. Mẹ đã về thăm con đây.
- Bà buông tay ra, bà không phải là mẹ của tôi. Đây mới là mẹ của tôi. (nó chỉ vào cô bạn thân của tôi).
Tôi đã thực sự sốc trước lời nói của con gái. Mới chỉ 2 năm thôi mà, sao thái độ của nó lại khác hẳn với tôi thế này.
- Con làm sao thế, chẳng phải khi xưa con đã muốn sống cùng mẹ sao, mẹ về đón con đây, sao con lại không nhận ra mẹ.
Đứa trẻ ghì chặt tay "người mẹ" mới, núp phía sau cô ta và không nói gì.
Ảnh minh họa
Chồng cũ lên tiếng:
- Cô hãy bình tĩnh đi. Chẳng phải cô đã hứa sẽ về thăm con bé sao nhưng suốt 2 năm qua lời hứa đó được thực hiện như thế nào? Là những tin nhắn không có lời đáp, cuộc gọi không trả lời và chưa một lần gặp lại con đó sao. Thế thì hà cớ gì bây giờ cô đòi con gái sẽ nhận cô là mẹ. Xin lỗi cô, bố con tôi đã có người chăm sóc rồi, con gái tôi cũng đã có mẹ và một gia đình hạnh phúc của nó và có lẽ sự xuất hiện của cô cũng không thích hợp trong căn nhà này nữa rồi.
Lúc đó, thực sự tôi như gần phát điên lên, chỉ muốn hét vào mặt hai con người giả tạo đó. Thế nhưng tôi kiềm chế lại, tất cả vì con gái.
- Con gái, mẹ xin lỗi, mẹ biết con đang giận mẹ rất nhiều nhưng con biết rằng mẹ yêu con nhiều lắm và mẹ có cái khó của mình khi không đưa con theo mà. Nhưng giờ đây mẹ đã về đây rồi.
Tôi càng tiến lại gần thì đứa trẻ lại càng rụt lại phía sau, khóc nấc lên khiến chồng cũ và nhân tình của anh ta nhanh chóng đuổi tôi ra khỏi nhà giữa đêm khuya. Tôi đứng như một cái xác không hồn trước căn nhà từng là tổ ấm hạnh phúc của mình. Tôi ân hận rất nhiều vì mọi quyết định xưa kia của mình nhưng giờ đã quá muộn rồi. Tôi phải làm gì để giành lại yêu thương từ con gái?
Tâm sự từ độc giả maianh...
Khi trở thành bố mẹ, trách nhiệm của bản thân sẽ ở một tầm quan trọng hơn bởi bạn không chỉ quyết định cuộc sống của chính mình mà còn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những đứa trẻ. Nhất là khi bố mẹ ly hôn, cuộc sống của con ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì thế, khi đi đến quyết định ly hôn, các bậc cha mẹ cần suy xét kĩ càng và có kế hoạch ổn định dành cho những đứa trẻ để con không nhận tổn thương vì gia đình tan vỡ:
Trò chuyện và giải thích: Trước khi thông báo với trẻ về việc ly hôn, cha mẹ nên trò chuyện với nhau để đảm bảo rằng họ có một thông điệp chung và có thể giải thích một cách đơn giản và phù hợp với trình độ tuổi tác của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý tránh đổ lỗi cho nhau và tuyệt đối không lôi kéo trẻ vào tranh cãi của mình.
Duy trì mối quan hệ đồng đều: Trẻ em cần tiếp tục duy trì mối quan hệ với cả hai bậc cha mẹ sau khi ly hôn. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và yêu thương từ cả hai phía. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự hợp tác và tôn trọng từ cả hai bên.
Cha mẹ cần xác định và thỏa thuận về lịch trình thăm hỏi, quyền chăm sóc và trách nhiệm tài chính. Điều này giúp trẻ em có một kế hoạch rõ ràng và ổn định, tránh những biến động đáng lo ngại.
Hỗ trợ tâm lý: Gia đình có thể cần sự hỗ trợ tâm lý từ các chuyên gia để giúp trẻ em thích nghi với gia đình tan vỡ. Trẻ có thể có những cảm xúc khác nhau như lo lắng, tức giận, buồn bã và cần có người lắng nghe và hỗ trợ để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Giữ liên lạc với trường học: Bậc cha mẹ cần thông báo cho giáo viên của con về tình hình gia đình để nhận được sự hỗ trợ và thông cảm từ họ. Trường học có thể cung cấp tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho trẻ trong quá trình thích nghi với thay đổi gia đình.
Tạo môi trường ổn định: Bất kể cuộc sống ở đâu, cha mẹ cần cố gắng tạo ra một môi trường ổn định cho trẻ em. Điều này bao gồm việc duy trì một lịch trình hàng ngày, đảm bảo an toàn và tình yêu thương, và khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc và chia sẻ với người thân yêu.