Bé nhà chị Hải Vân (Triều Khúc, Hà Nội) vốn rất ngoan. Từ khi chào đời gần như không bao giờ thức đêm hay quấy khóc. Vậy mà khi được tổ chức tiệc thôi nôi rồi được bạn bè bố mẹ truyền tay nhau nâng niu, ôm hôn… tối về bé bỗng 'trở mặt': khóc ngằn ngặt dù không đói, không khát, không buồn ngủ. Mẹ bế bồng thế nào, dỗ dành ra sao cũng không được. Đổi sang bố, bà rồi ông bế và thay đổi các tư thế nhưng kết cục bé vẫn khóc và quấy suốt cả đêm. Sáng ra, cả nhà mặt ai cũng phờ phạc còn bé thì đã chợp mắt ngủ sau một đêm mệt mỏi vì “vía” hành.
Trường hợp khác, nhóc con trai anh Quang (Giáp Bát, Hà Nội) cũng bỗng trở nên 'khác thường' sau khi được bố mẹ đưa đi dự party. Trong bữa tiệc, bé được các cô chú bế ẵm, 'mi' yêu vào đôi má thơm mùi sữa phúng phính, đôi môi chúm chím đỏ hồng và đôi bàn tay ú nần trắng tinh. Suốt buổi, bé không khóc, cứ tròn xoe mắt nhìn mọi người ngơ ngác... mệt thì ngủ khì ngay cả khi mẹ đang cho bú. Nhưng tối về, khi bé được ru ngủ thì bắt đầu khóc mè nheo. Từ một đứa trẻ cả ngày không biết khóc lấy một tiếng, dễ ăn, dễ uống… bé trở nên khó chịu hết sức: không chịu ti mẹ, không uống sữa bình và khóc lóc váng trời đến tím tái cả người. Ai bế cũng không chịu, càng đổi tay càng khóc dữ hơn.
Câu chuyện về những trẻ sơ sinh đang ngoan ngoãn bỗng trở nên quấy khóc, khó chịu không vì lý do cụ thể nào sau khi gặp người lạ như trên hẳn không xa lạ với những người nuôi con nhỏ?!
Câu chuyện về những trẻ sơ sinh đang ngoan ngoãn bỗng trở nên quấy khóc, khó chịu không vì lý do cụ thể nào sau khi gặp người lạ như trên hẳn không xa lạ với những người nuôi con nhỏ. (Ảnh minh họa).
Vì sao bé khóc?
Cái sự bỗng-dưng-đổi-tính này được dân gian nôm na gọi là gặp phải “vía” nặng. Những người “vía” nặng là những người mà vía của người đó có nhiều khí xấu, năng lượng xấu.
Do các em nhỏ có sức đề kháng còn non nớt, hay nói theo cách khác thì trường năng lượng của bé còn yếu, lớp hào quang bao quanh cơ thể của bé còn mỏng và loãng nên dễ bị khí xấu xâm nhập. Khi những người “vía” nặng bế bé, năng lượng xấu từ người đó truyền sang bé khiến bé khó chịu, bất an, khóc ngằn ngặt về đêm không chịu ngủ.
Có cả những trường hợp khi quá nhiều người ôm ấp bé trong một thời gan ngắn dẫn đến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng của bé cũng khiến bé quấy khóc.
Cách dỗ bé nín khóc
Vuốt ve bàn chân của bé: Hãy bồng bé lên và vuốt ve bàn chân xíu xiu của bé. Xúc giác của bé là một trong những giác quan phát triển cao nhất từ khi bé vừa mở mắt chào đời, vì thế không có vị trí nào lý tưởng bằng bàn chân để dỗ bé mau nín.
Khi được vuốt ve, những dây thần kinh cuối cùng của bàn chân bé có tác dụng kích thích làm cho bé bớt khóc. Tuy nhiên, mẹ nên vuốt ve chân bé một cách nhẹ nhàng để tránh làm cho bé bị nhột.
Ôm ấp bé: Những chuyển động lặp lại và nhịp nhàng giống như bé đang nằm trong nôi, sẽ làm bé nín khóc. Điều này có nghĩa là bạn biết “đi trước bé một bước” để thỏa mãn được nhu cầu vỗ về yêu thương mà bé muốn.
Chơi cùng bé: Hãy đặt bé nằm trên giường, ngẩng mặt lên và kẹp nhẹ bé nằm vào giữa hai chân đang duỗi thẳng ra của mình. Sau đó, nhẹ nhàng nâng hai chân của bé lên và di chuyển theo chiều giống như tư thế đạp xe đạp.
Làm ấm cho bé: Làm ấm một cái khăn đặt lên bụng bé cũng là phương pháp trấn an và 'ru ngủ' bé hiệu quả.