Để phát triển toàn diện, bên cạnh phát triển trí lực, trẻ cần được giáo dục lao động, xây dựng kỹ năng tự lập từ nhỏ. Theo nghiên cức khoa học, trẻ sinh ra bản năng đã muốn làm việc, chúng luôn muốn bắt chước công việc của người lớn. Xuất phát từ những nhu cầu sinh tồn tuy còn rất nhỏ đó, người lớn sẽ là những người thầy vô cùng quan trọng định hướng cho con những nền tảng đầu tiên cho cuộc sống. Từ những việc làm nhỏ mỗi ngày sẽ giúp trẻ nhận ra ý nghĩa tích cực của lao động, biết trân trọng những gì mình làm ra, không ỷ lại vào người lớn.
Oanh Yến (sinh năm 1986) thường được nhắc đến là "hoa hậu đông con nhất Việt Nam", quê ở Vũng Tàu, cô từng đăng quang Hoa hậu Thế giới Toàn cầu tại Philippines năm 2015. Năm 2014, Oanh Yến tuyên bố làm mẹ đơn thân, nuôi 2 con trai. Thời gian sau này, cô sống hạnh phúc bên bạn trai là doanh nhân Tân Long, cặp đôi có với nhau 4 người con.
Sau nhiều biến cố, gia đình cô rời TPHCM về Đồng Nai sinh sống. Cô cũng rao bán căn biệt thự hơn 100 tỷ đồng do chồng xây tặng. Không còn những hình ảnh sang chảnh, Oanh Yến hiện tại hướng đến cuộc sống giản dị nơi nông trại vùng quê. Cô không ngại để mặt mộc, đầu đội nón, chân đi ủng, tự tay cuốc đất, phơi da nhiều giờ dưới nắng. Cô cho các con được trải nghiệm cuộc sống ở vùng nông thôn để khi lớn lên con sẽ có nhiều kỹ năng sống hơn.
Oanh Yến đưa con rời phố về nông thôn, chọn cuộc sống yên bình, giản dị.
Mới đây, bà mẹ 6 con đăng tải video ghi lại cảnh một buổi chiều cho các con ra đồng hái rau, bắt ốc, cô hài hước chia sẻ: "Khi nhà nghèo mà con đông, thì tui chỉ có làm nông mới nuôi nổi".
XEM VIDEO: Oanh Yến cho các con ra đồng hái rau, bắt ốc để có thêm trải nghiệm cuộc sống.
Các con của Oanh Yến rất thích thú khi được ra ngoài làm việc cùng mẹ.
Trong video, sau khi đi bắt ốc, hái rau thì các con của Oanh Yến tiếp tục được tham gia phụ giúp người lớn làm những việc đơn giản như nhặt rau, rửa rau, nấu những gì đã thu hoạch được trong buổi chiều. Mặc dù còn nhỏ nhưng các bé rất hào hứng làm theo những gì mẹ hướng dẫn.
Trước đây, bà mẹ 6 con từng chia sẻ quan niệm nuôi con là sẽ không chăm bẵm từng chút một, mà để con tự lập, tự tìm cách xoay sở trong cuộc sống.
Mặc dù sở hữu nhiều đất đai, tài sản, nhưng Oanh Yến không muốn các con ỷ lại mà để con làm quen với nhịp sống vất vả vùng nông thôn để hiểu được giá trị của lao động.
Oanh Yến cho các con trải nghiệm cuộc sống ở vùng nông thôn để có thêm kinh nghiệm sống.
"Các con tôi thích nghi với cuộc sống tại đây nhanh lắm, đặc biệt là cậu con trai 9 tuổi của tôi. Như vậy đối với tôi là thành công. Các con cũng được lựa chọn giữa học trường làng hay học thành phố. Nếu học ở quê thì phải biết làm nông nghiệp. Hai đứa con lớn của tôi hiện học ở TPHCM, cuối tuần về đây xem mẹ làm vườn. Từng ngày trôi qua đều ý nghĩa, khi các con đã được hưởng cuộc sống sung sướng tại Sài Gòn và cũng biết về cuộc sống vất vả ở quê thì sau này môi trường nào các con cũng sống được". - Oanh Yến chia sẻ.
Từ câu chuyện dạy con của Oanh Yến, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách dưới đây để tạo hứng thú cho con mình yêu lao động, tự làm những việc vừa sức.
Không nên biến việc lao động thành một hình phạt
Nếu bạn mong muốn trẻ cùng lao động với bố mẹ ở trạng thái vui vẻ và chủ động thì đừng nên buông lời gắt gỏng và khiến trẻ nghĩ rằng làm lao động chẳng có gì vui. Dần dần, làm việc nhà đối với trẻ chỉ là hoạt động mà bố mẹ bắt buộc làm mà trẻ không hề cảm thấy thoải mái.
Hãy để trẻ tự chọn công việc của mình
Thay vì bạn bắt trẻ phải làm cái này, cái kia, và khiến trẻ cảm thấy lao động không hề thoải mái mà ngược lại khiến chúng ngày các ghét các công việc này hơn. Bạn có thể bắt đầu từ việc để con chủ động lựa chọn công việc, ví dụ có thể cho trẻ chọn giữa các việc như dọn nhà, tưới cây, dọn dẹp đồ chơi, lau bàn ghế,...
Biến việc nhà như một trò chơi mà trẻ phải hoàn thành
Nếu bạn cho rằng, chỉ cần bố mẹ la mắng thì trẻ phải làm ngay, tuy nhiên điều này sẽ khiến trẻ có thái độ bực bội và khó chịu. Trẻ rất thích giành chiến thắng ở những trò chơi, vì vậy bạn có thể nghĩ đến phương án biến việc lao động thành một cuộc đua mà trẻ phải hoàn thành đúng thời gian. Điều này sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi làm việc nhà.
Những lợi ích khi dạy trẻ yêu lao động
Lao động rèn luyện tính tự lập
Ngay từ khi 1 tuổi, bé đã có thể biểu hiện ý thức tự lập của mình. Bạn hãy tạo điều kiện để bé phát huy tố chất này như: dạy bé tự cầm cốc để uống nước, tự cầm thìa đưa thức ăn vào miệng tuy chưa chính xác....
Khi lớn hơn một chút hãy giao cho bé những nhiệm vụ nhỏ và dễ thực hiện như: Nhờ bé đưa cho bố tờ báo, giúp mẹ cất đồ chơi vào thùng sau khi chơi xong, bật ti vi lên giúp mẹ,...
Thường thì các bé rất thích được khen và sẽ không vui nếu bị chê. Do vậy bạn nên nhẹ nhàng khoan dung với bé. Bạn không nên ép buộc, ra mệnh lệnh hoặc chê trách bé, mà hãy khen ngợi, động viên khi bé tự làm được một điều gì đó cho dù là rất nhỏ. Điều này sẽ khích lệ khiến bé luôn tự tin vào bản thân mình.
Lao động giúp nâng cao trí lực
Trong quá trình làm một số công việc vừa sức trẻ không ngừng khám phá mọi thứ xung quanh mình. Vậy nên lao động còn có thể giúp nâng cao trí lực, giúp trẻ thông minh, linh hoạt. Hoạt động của đôi bàn tay thể hiện sự phát triển tư duy của trẻ, động tác cơ bắp lớn phát triển trước, động tác cơ bắp nhỏ phát triển sau. Do đó cha mẹ cần căn cứ vào những đắc điểm phát triển cơ năng vận động của trẻ để hướng dẫn trẻ làm việc nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Lao động giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh
Khi trẻ lao động cơ bắp nở nang cơ thể phát triển cân đối, tăng cường thể chất cho trẻ. Trẻ khoẻ mạnh trở nên hoạt bát, hiếu động, động tác linh hoạt, có khả năng điều tiết và khả năng cân bằng cơ thể. Chẳng hạn như: Nhảy lò cò một chân, có thể còng lưng cúi người để nhặt đồ chơi mà không bị ngã, đi xe ba bánh và các loại xe dành cho trẻ em khác...
Lao động hình thành nhân cách cho trẻ
Lao động góp phần hình thành nhân cách con người ở trẻ, tạo nên những phẩm chất tốt đẹp như: Tính kiên trì, biết quý trọng thành quả lao động, biết thông cảm với những người lao động.