Mơ rất giàu beta-carotene (vitamin A), không chỉ bổ dưỡng cho thị giác mà còn ngăn chặn ung thư phổi. Vitamin C và các nguyên tố vi lượng khác (canxi, photpho, folate…) cũng là những thành phần không thể bỏ qua trong loại trái cây này. Những dưỡng chất trong mơ nếu được bổ sung thường xuyên sẽ là liều thuốc tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề tim mạch và bệnh nan y.
Khi con đến tuổi ăn dặm, tại sao không thử làm phong phú vị giác của bé bằng một ít vị chua chua từ trái mơ?
Tuy nhiên, dù mẹ có háo hức được giới thiệu vị mới với cục cưng đến đâu, cũng nên đợi sau khi bé lên tháng thứ 8. Đó là thời điểm thuận lợi không chỉ riêng với mơ mà còn với nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nói chung.
Mơ rất giàu beta-carotene (vitamin A), không chỉ bổ dưỡng cho thị giác mà còn ngăn chặn ung thư phổi.
Để chế biến món mơ cho bé tuổi ăn dặm, mẹ cần chú ý một số điểm sau:
- Trước tiên, chị em rửa mơ với một phần dấm trắng và 3 phần nước để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, rửa sạch mơ dưới vòi nước đang chảy và để ráo nước. Cuối cùng, các mẹ nên tráng mơ qua một lần nước đun sôi để nguội trước khi gọt, để đảm bảo mơ được rửa sạch nhất.
- Khi gọt vỏ xong, mẹ tách lấy phần thịt, bỏ hạt rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Mẹ thử 'sản phẩm' nếu quá đặc và chua thì có thể cho thêm một chút nước.
Lưu ý:
* Muốn giảm bớt vị chua, mẹ có thể dằm chung mơ với các loại trái cây quen thuộc khác để làm phong phú thực đơn của bé. Nhiều loại thực phẩm có thể phối hợp với mơ như: gạo, bột ngũ cốc, chuối, bơ, đào, khoai lang, cà rốt, sữa chua...
* Không cần bánh hay kẹo ngọt, thỉnh thoảng mẹ có thể dọn cho bé một ít mơ khô thay cho những món ăn vặt thông thường. Mơ khô không chỉ giảm bớt nguy cơ tim mạch mà còn cung cấp một lượng dưỡng chất cần thiết như các vitamin, kali, sắt...
* Khi mua mơ các mẹ nên chọn loại quả tròn trịa, trông mượt mà, có màu đỏ ửng hay vàng rộm đều. Những quả mơ như