Em bé sơ sinh sau khi chào đời, bố mẹ nào cũng sẽ sốt sắng, nửa mừng nửa lo. Mừng vì họ được chào đón một sinh linh bé nhỏ, đáng yêu chào đời. Mừng vì đứa con ấp ôm 9 tháng 10 ngày của họ cuối cùng cũng đã hiện diện trên thế giới này. Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc, không ít những ông bố bà mẹ lần đầu có em bé đã tỏ ra khá lo lắng và bối rối.
Nhiều người vì muốn đảm bảo con phát triển bình thường và khỏe mạnh, đã cho trẻ làm đủ mọi bài kiểm tra sức khỏe ngay từ khi mới sinh ra. Dựa trên đánh giá của các bác sĩ, bố mẹ sẽ biết tình trạng hiện tại của đứa trẻ.
Trong đó, theo các chuyên gia thì kiểm tra phần đầu của em bé là rất quan trọng. Bởi vì trẻ sơ sinh ban đầu phát triển tốt, nhìn đầu có những đặc điểm sau là có thể biết em bé khỏe mạnh, đặc biệt là sở hữu IQ cao hay không?
Chu vi vòng đầu của bé đạt chuẩn
Có nhiều người nói, đầu trẻ có kích thước càng lớn thì càng thông minh, vì thể tích não và tế bào não nhiều. Chỉ số chu vi vòng đầu có mối quan hệ mật thiết với chỉ số IQ.
Nếu chu vi vòng đầu đạt chuẩn thì chứng tỏ trẻ sơ sinh phát triển bình thường, tuy nhiên nếu nó quá nhỏ, tức nó đang phản ánh trạng thái phát triển bất thường của não bộ. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Trên thực tế, chỉ số vòng đầu không phải là chỉ số duy nhất, nhưng lại rất quan trọng để nhận diện quá trình tăng trưởng của não bộ, phản ánh trực tiếp sự phát triển của hộp sọ. Trong giai đoạn đầu đời, tốc độ phát triển trí não của trẻ sơ sinh rất nhanh, vì vậy bố mẹ có thể làm một bài đánh giá để xem chu vi vòng đầu của em bé có đạt tiêu chuẩn bình thường hay không?
Dựa vào dữ liệu, thông thường vòng đầu của em bé mới vừa chào đời có chỉ số 34cm; trẻ 6 tháng 43cm; 1 tuổi 46cm; 2 tuổi 48cm; 6 tuổi 50cm. Chỉ số vòng đầu ở trẻ còn phụ thuộc vào tình trạng cá nhân như chiều cao, cân nặng; tốc độ tăng trưởng và phương pháp đo lường. Lúc này, chưa thể đưa ra đánh giá trẻ có đạt chỉ số thông minh cao hay không. Bởi vì bố mẹ cần thời gian quan sát những biểu hiện khác, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Bố mẹ nên đo lường chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, để có thể nắm bắt các chỉ số và có nhận định đúng về phát triển ban đầu của trẻ.
Thóp đóng đúng giờ
Cái gọi là thóp dùng để chỉ phần xương chưa khép hoàn toàn trên đỉnh đầu của em bé, được chia thành thóp trước và thóp sau. Bên cạnh chỉ số vòng đầu, tình trạng của thóp và tốc độ đóng thóp cũng là yếu tố quan trọng, phản ánh sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Kích thước thóp trước thường thay đổi nhanh, nó sẽ to ra khi em bé lớn lên và chu vi vòng đầu tăng. Ban đầu mới sinh, kích thước trung bình thóp trước khoảng 2,1cm, nhưng tùy từng bé mà có thể thay đổi từ 0,6cm đến 3,6cm.
Sau 6 tháng, hộp sọ dần hoàn thiện thì thóp sẽ dần nhỏ lại. Phần lớn khi bé được 14-15, được phép đến 18 tháng tuổi thì thóp trước của trẻ sơ sinh sẽ đóng lại.
Đối với thóp sau của trẻ sơ sinh, sẽ có kích thước trung bình nhỏ hơn trong khoảng 0,5cm và đóng lại khi mới sinh được 2 - 3 tháng tuổi. Bố mẹ sẽ thường xuyên nhìn thấy hiện tượng thóp của em bé sơ sinh phập phồng khi bé thở, hoặc khóc. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, bố mẹ cần thỉnh thoảng sờ vào thóp bé để nhận biết đặc điểm và tình trạng đóng mở của thóp. Trong trường hợp trẻ sau 2 tuổi nhưng thóp trước không đóng lại, và đường kính xiên vượt quá tiêu chuẩn thì bố mẹ phải đặc biệt lưu ý, vì rất có thể sức khỏe của em bé đang gặp vấn đề.
Tốc độ đóng thóp ở đỉnh đầu trẻ sơ sinh cũng phản ánh tình trạng phát triển của trẻ.
Hình dạng đầu bình thường
Hình dạng đầu của em bé sơ sinh không chỉ phản ánh tình trạng sức khỏe, mà con liên quan đến tính thẩm mỹ, ngoại hình của trẻ sau này. Thông thường khi trẻ mới vừa được đưa ra khỏi bụng mẹ, đầu trẻ sẽ chịu lực ép co thắt của cổ tử cung, vì vậy bố mẹ sẽ thấy đầu trẻ hơi móp méo nhẹ, có hình bầu dục. Tuy nhiên, bố mẹ cần có sự theo dõi sau đó để đưa ra nhận xét chuẩn xác nhất.
Theo quan điểm y học, trẻ có hình dạng đầu tròn và cân đối là đẹp nhất. Nhưng nếu bố mẹ phát hiện trẻ mắc hội chứng đầu phẳng, không đối xứng, biến dạng bẹt một bên thì phải kịp thời nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ. Bởi vì lúc này, trẻ có thể bị tật vẹo cổ bẩm sinh.
Mặc dù đây là một tình trạng bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không để tâm, đưa trẻ đến bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn, nó có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ, gây ra sự mất cân đối giữa mặt và đầu.
Ngoài ra, tư thế ngủ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ cũng phải được bố mẹ chú ý. Hạn chế cho trẻ nằm một tư thế trong thời gian dài, ngược lại bố mẹ hãy khuyến khích trẻ linh hoạt quay đầu. Như vậy, các lực tác động lên phần đầu của trẻ sẽ được chia đều, tránh bị biến dạng.
Hình dạng đầu quyết định đến tính thẩm mỹ và ngoại hình của trẻ trong tương lai.
Khả năng di chuyển linh hoạt
Qua từng giai đoạn phát triển, các cử động ở phần đầu và cổ của trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi. Tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, tình trạng sức khỏe ổn định hay bất thường ở trẻ.
Ban đầu, lực ở đầu, cổ còn yếu do xương và cơ ở cổ, đầu còn khá non nớt, vì vậy trẻ chưa đủ khả năng thực hiện các động tác quay đầu hay ngẩng đầu lên. Nhưng khi được 3 tháng, nó có thể di chuyển linh hoạt hơn.
Khi trẻ bị thu hút bởi âm thanh hoặc đồ chơi, bé sẽ ngẩng đầu hoặc quay lại nhìn. Lúc này, bố mẹ có thể giúp trẻ thực hiện các bài tập, mỗi lần tập 1-2 phút. Nó sẽ giúp trẻ cải thiện xương và cơ chắc khỏe, từ đó kích thích những cử động linh hoạt của đầu và cổ của trẻ sơ sinh.
Các cử động đầu linh hoạt ở trẻ sơ sinh, chứng tỏ trẻ đang phát triển rất tốt và IQ tăng trưởng tích cực.