Thực tế, nói dối là một phần trong quá trình trưởng thành của trẻ. Li Kang, giáo sư tâm lý học ứng dụng và phát triển con người tại Đại học Toronto, cùng nhóm của ông từng tiến hành "Bài kiểm tra nói dối" trên 1.200 trẻ em từ 2 đến 6 tuổi trên khắp thế giới.
Họ chuẩn bị một phòng riêng, một bộ bàn ghế và một tấm thẻ cho các em.Trong quá trình thử nghiệm, các nghiên cứu viên đã cùng các em chơi trò “Đố vui có thưởng”.
Họ nói với bọn trẻ: "Có một tấm thẻ úp trên bàn. Nếu con đoán được con số trên thẻ, con có thể giành được giải thưởng bí ẩn." Sau khi công bố luật chơi, những người làm thí nghiệm tìm cớ rời khỏi phòng, sau đó quan sát phản ứng của bọn trẻ thông qua camera đặt sẵn trong phòng, đồng thời kiểm tra xem trẻ có "nhìn lén" hay không.
Người ta phát hiện ra rằng 90% trẻ em sẽ "nhìn trộm" các thẻ sau khi người làm thí nghiệm rời đi và khi được hỏi "Con có nhìn trộm không", hầu hết trẻ em đều nói dối và nói "Không", và chỉ có một trẻ thừa nhận sai lầm của mình.
Dựa trên các khảo sát nghiên cứu này, nhóm đã kết luận rằng: Nói dối gần như là một giai đoạn cần thiết để trẻ lớn lên, từ 2 tuổi có khoảng 30% trẻ biết nói dối, đến 3 tuổi thì một nửa số trẻ sẽ biết nói dối.
Nói dối gần như là một giai đoạn cần thiết để trẻ lớn lên, từ 2 tuổi đã có 30% trẻ biết nói dối, đến 3 tuổi thì một nửa số trẻ biết nói dối;
Nghiên cứu phát hiện: Trẻ biết nói dối trước 4 tuổi có thể thông minh hơn?
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ chụp ảnh chức năng não bộ để khôi phục lại những thay đổi trong các vùng hoạt động của não bộ khi con người nói thật và nói dối.
Người ta thấy rằng khi nói thật thì 4 vùng não bộ sẽ phản hồi, nhưng khi nói dối thì phải huy động hoạt động của 7 vùng não bộ, đặc biệt là thùy trán chịu trách nhiệm tư duy lý trí và thùy thái dương chịu trách nhiệm ghi nhớ ngôn ngữ dữ dội hơn.
Các chuyên gia tin rằng điều này là do khi một người đang nói dối, não sẽ phát ra tín hiệu báo động, để dệt nên một lời nói dối hoàn hảo, cần phải tổ chức ngôn ngữ, quan sát từ ngữ và cách diễn đạt, đồng thời thích ứng với tình huống.
Mà trong quá trình này, đại não con người luôn ở trong trạng thái kích động tư duy, cần cân nhắc nhiều lần, xem mình vừa nói có vấn đề gì không, có bị đối phương phát hiện không, nên giải quyết như thế nào?
Trẻ nói dối gần như là một giai đoạn cần thiết để trẻ lớn lên.
Vì vậy, đứa trẻ nói dối giỏi thường có thể tích não lớn hơn, vỏ não hoạt động tích cực hơn, ở một mức độ nào đó, trẻ sẽ có mức độ phát triển trí tuệ cao hơn.
Đặc biệt đối với những đứa trẻ có thể hoàn thành lời nói dối trước 4 tuổi, trẻ có xu hướng có khả năng tư duy logic mạnh mẽ, khả năng tổ chức ngôn ngữ vượt trội và trí nhớ tốt hơn.
Vì vậy, các chuyên gia giáo dục cho rằng trẻ nói dối không có nghĩa là xấu mà hàm ý chức năng nhận thức và phát triển trí não của trẻ đã trải qua một mốc quan trọng.
Vì nhiều mục đích khác nhau, trẻ đã học cách sử dụng những lời “dối trá” để che đậy sự thật, điều bố mẹ phải làm không phải là vội vàng trừng phạt trẻ mà là học cách “nhận diện lời nói dối”, tìm ra mục đích nói dối của trẻ, và sau đó hướng dẫn con sửa đổi phù hợp.
Bố mẹ có hiểu "ẩn ý" đằng sau những lời nói dối của trẻ?
Khoảng 2 tuổi: trẻ chưa phân biệt được nói dối và sự thật
Trẻ nhỏ ở độ tuổi này đôi khi thường không phân biệt được ranh giới giữa trí tưởng tượng và thực tế. Vì khả năng nhận thức hạn chế, trẻ thường lầm tưởng một số điều tưởng tượng là sự thật.
Nhiều trường hợp trẻ sống trong thế giới cổ tích, các em cũng có thể mơ tưởng về những “người bạn tưởng tượng”, thường cười ở một nơi nào đó, hoặc khóc khi nhìn vào một vật gì đó, lảm nhảm và lẩm bẩm không ngừng.
Người lớn có thể cho rằng trẻ con có thể nhìn thấy những thứ kỳ lạ, thực ra chỉ là trẻ chưa hiểu rõ sự việc, bố mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ gặp phải trường hợp này.
Khoảng 3 tuổi: Trẻ thường bắt chước người lớn
Trẻ em khoảng 3 tuổi rất tò mò về thế giới, nhận thức của con về thế giới đến từ những người xung quanh và có thể tồn tại bằng cách bắt chước.
Vì vậy, ở giai đoạn này bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến lời nói và việc làm của bản thân, nếu bố thường xuyên nói dối trước mặt con có thể khiến trẻ bắt chước hành vi này.
Từ 2 tuổi có khoảng 30% trẻ biết nói dối, đến 3 tuổi thì một nửa số trẻ sẽ biết nói dối.
Trẻ 4 tuổi: Nói dối để đạt được điều mình muốn
Các em ở độ tuổi này hầu như đã hiểu được “Thuyết hệ quả hành vi”. Ví dụ: Nếu hôm nay con làm việc tốt, bố mẹ sẽ khen và thưởng. Hay hôm nếu nay con làm sai sẽ bị bố mẹ trừng phạt.
Nhiều trẻ bắt đầu nói dối để nhận được phần thưởng từ người lớn, để thỏa mãn sự phù phiếm của bản thân hoặc để thoát khỏi nỗi sợ hãi rằng bố mẹ chúng biết sự thật. Vì vậy, khi trẻ bắt đầu biết nói dối, bố mẹ phải kịp thời phân biệt xem con vô tình hay cố ý.
Mặc dù trẻ nói dối hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển trí não, nhưng không phải trường hợp nào trẻ nói dối cũng được khuyến khích. Trường hợp trẻ nói dối quá thường xuyên, bố mẹ cần xác định xem đó là ảnh hưởng xấu do lời nói và hành động không tốt của người lớn gây ra, hay trẻ đang gặp phải vấn đề tâm lý, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp, để giúp trẻ phát triển lành mạnh.
Người lớn nên làm gì khi phát hiện trẻ nói dối?
Từ chối dán nhãn cho trẻ
Bố mẹ không nên vội vàng khẳng định trẻ là “đứa trẻ hư”, “kẻ nói dối” chỉ vì một lời nói dối, càng dán nhãn cho trẻ thì càng dễ củng cố hành vi của trẻ, có thể phản tác dụng, khiến trẻ thêm nổi loạn.
Do đó, bố mẹ nên cẩn thận hơn trong từng lời nói và hành động khi xử lý tình huống nói dối của trẻ. Nếu không muốn con tự dằn vặt bản thân, bố mẹ không nên nói đi nói lại lỗi lầm trẻ gây ra.
Giảm nhẹ lời trách mắng sẽ khuyến khích trẻ thú nhận sự việc nhanh hơn và không cố gắng chối tội trước mặt bố mẹ.
Nhiều trẻ bắt đầu nói dối để nhận được phần thưởng từ người lớn.
Tìm hiểu lý do trẻ nói dối
Thực tế, không ai khuyến khích trẻ nói dối, vì vậy khi phát hiện con có hành vi sai trái, nhiều phụ huynh thường vội nóng giận, la mắng.
Các chuyên gia cho biết, bố mẹ nên xử lý khôn khéo hơn trong trường hợp này, hãy cố gắng giữ bình tĩnh tìm hiểu lý do vì sao con nói dối.
Thậm chí là thất vọng với câu chuyện mà bé bịa đặt, nhưng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là giúp con nhận ra lỗi lầm và tha thứ cho trẻ.
Tạo bầu không khí gia đình thư thái
Khuyến khích trẻ nói sự thật, để trẻ hiểu tầm quan trọng của sự chính trực. Trong bầu không khí gia đình tốt, bố mẹ hãy mở lòng với con cái, vận dụng linh hoạt cơ chế “thưởng” và “phạt”, để con thoải mái nói ra nỗi lòng của mình.
Trường hợp, trẻ nói dối và làm ảnh hưởng đến người khác, bố mẹ cần nghiêm khắc hơn và uốn nắn thói xấu này thay vì để trẻ tiếp tục nói dối người khác.
Trường hợp trẻ nói dối quá thường xuyên bố mẹ nên có phương pháp giáo dục phù hợp.