Kết quả này được công bố dựa trên kết quả nghiên cứu gần 750.000 trẻ từ 4 đến 12 tuổi. Khi điều chỉnh những yếu tố như tuổi tác, giới tính, thứ tự năm sinh, hiện tượng này vẫn diễn ra tương tự.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nhi khoa (Mỹ) tháng 10 cho biết, dùng thuốc điều trị các bệnh về đường ruột không có tác dụng đối với trẻ tăng động.
Tiến sĩ Matthew Lorber, Giám đốc Bệnh viện Hill, New York, chuyên nghiên cứu vấn đề tâm lý ở trẻ em tuổi vị thành niên cho hay, nhiều trẻ bị táo bón nhưng thường bị cha mẹ bỏ qua và không được điều trị dứt điểm. Theo ông, cha mẹ nên giúp các con hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn như trước khi đến trường hoặc trước lúc đi ngủ...
trẻ tăng động thường bị táo bón hay đi ngoài nhiều hơn những trẻ khác. Ảnh: Hcplive. |
Đối với những trẻ tăng động, các em thường bị khó khăn trong vấn đề đi vệ sinh hơn những trẻ khác. Chúng thường bị phân tâm, không tập trung vào việc này, quên hay sợ việc bị bắt ép đi đại tiện.
"Chúng tôi phải dùng một loại thuốc bôi trơn với trẻ tăng động, thuốc sẽ bôi trơn ruột để giúp kích thích đại tiện", tiến sĩ William Muinos, Phó giám đốc Khoa Tiêu hóa nhi Bệnh viện trẻ em Miami, Florida chia sẻ.
Đi ngoài nhiều lần là một dạng nặng hơn của táo bón. Nhiều trẻ sau thời gian dài bị táo bón lại chuyển sang đi ngoài không kiểm soát, dẫn tới việc rò rỉ phân ra quần lót hoặc quần áo.
Tiến sĩ Cade Nylund, ĐH Y khoa (Mỹ) khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám khi bé bị táo bón, và ngăn ngừa bằng cách tăng chất xơ trong bữa ăn.
Tại Mỹ, hơn 8% trẻ được chẩn đoán mắc chứng tăng động. Trẻ em hiếu động thái quá cũng gặp khó khăn trong việc tập trung, chú ý và kiểm soát hành vi.
Lê Anh (Theo Healthday)