Trong tứ linh phong thủy (Long, Lân, Quy, Phụng), rồng đứng hàng đầu. Rồng có thể phun mưa giúp mùa màng tươi tốt, thổi gió mát giúp khí trời mát mẻ, đó chính là nguyên khí của đất trời, là nền tảng của học thuật phong thủy. Rồng có sức mạnh vô biên, là biểu trưng cho năng lượng của đất trời, là con vật có vượng khí nhất trong phong thủy.
Tuy nhiên, khi đặt rồng phong thủy gia chủ nên chọn rồng 4 móng, bởi theo các chuyên gia phong thủy Trung Quốc rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là tượng rồng 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử.
Rồng được miêu tả có 5 móng được coi là độc quyền của nhà vua, là biểu tượng cho quyền hành tối cao của vua chúa. Người thường vì thế không thể đặt.
1. Rồng phong thủy có ý nghĩa gì?
- Hút tài lộc vào nhà
Nếu trong nhà có trang trí tượng hình rồng sẽ mang đến nguồn sinh khí mạnh mẽ đến với gia đình. Rồng là con vật linh thiêng, đại diện cho sức mạnh và quyền uy của vũ trụ. Vì thế, nếu đặt tượng rồng hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia đình, giúp công việc thuận buồm xuôi gió.
- Cải thiện tình trạng hôn nhân gia đình
Theo quan niệm xưa, rồng với phượng là cặp biểu tượng phong thủy tốt lành, có truyền thống lâu đời trong văn hóa phương Đông. Rồng và phượng trong phong thủy được cho là có tác dụng thu hút may mắn trong vấn đề tình duyên, cải thiện mối quan hệ vợ chồng trở nên hài hòa, qua đó hôn nhân và tình yêu đôi lứa trở nên hạnh phúc hơn.
Khi nói về phong thủy trong hôn nhân gia đình nói riêng và tình yêu đôi lứa nói chung, có rất nhiều phương pháp phong thủy giúp mối quan hệ tình cảm giữa người nam và người nữ trở nên hài hòa, viên mãn. Và một trong những cách thức truyền thống lâu đời nhất, cũng có thể nói là tốt nhất, đó là bài trí hình tượng rồng và phượng phong thủy, hay còn gọi là “long phụng sum vầy”.
- Phòng trừ tiểu nhân
Theo phong thủy, rồng có tác dụng giải trừ tiểu nhân, đặc biệt là rồng có màu xanh (gọi tắt là rồng xanh hay Thanh Long). Rồng có đặc điểm là mình rồng dài, trên thân có nhiều vẩy, trên đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nước…
Nếu đặt rồng xanh ở hướng Thanh Long của ngôi nhà thì những kẻ tiểu nhân không dám gây sự quấy nhiễu, hoặc khi hướng Bạch Hổ của ngôi nhà khí vận phong thủy quá xấu, thì nên bày rồng xanh ở Thanh Long để hóa giải tai ách do Bạch Hổ gây ra.
Là con vật đứng đầu trong các loài thú lành, nên ngoài việc hóa sát rồng còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn. Ngoài ra rất phù hợp cho người làm việc hành chính hoặc hoạt động chính trị, giúp chống lại những lời gièm pha và tăng cường quyền uy.
2. Đặt rồng phong thủy như thế nào cho đúng?
- Luôn đặt rồng phong thủy ở vị trí thông thoáng, đây là nơi có nguồn năng lượng tốt dồi dào rất phù hợp với đặc tính loài rồng.
- Hãy chắc chắn rằng đầu rồng hướng về phía rộng rãi, xem mắt rồng có nhìn bao quát được phần lớn căn nhà hay không. Nếu vị trí đặt rồng giúp mắt rồng bao quát được phần lớn ngôi nhà, điều đó sẽ đem lại nhiều may mắn và thịnh vượng hơn nữa.
- Không đặt đầu rồng hướng về phía cửa sổ.
- Không đặt đầu rồng nhìn sát vào tường hay đặt ở khu vực góc nhà.
- Lưu ý, nếu trên tay rồng có viên ngọc trai (hoặc viên đá quý), cần tránh để hướng tay rồng quay ra phía cửa sổ hoặc cửa chính.
- Không nên đặt các linh vật phong thủy khác quá gần với rồng (ngoại trừ một số linh vật hợp với rồng như phượng hoàng phong thủy).
- Cần lưu ý việc đặt biểu tượng rồng sau lưng người ngồi. Bởi đặt ở vị trí này sẽ tạo hiệu ứng cho vương quyền hay quyền lực bị lấn át hay khống chế, gây phản tác dụng. Không bao giờ để rồng nhìn đối diện người ngồi, tức rồng chầu ngược vào chính diện của người chủ hay người lãnh đạo. Vị thế này gây bất lợi về tài lộc, công danh sự nghiệp cho người đối diện.