1. Họ có thể không để ý đến sinh nhật của bạn
Nếu như bạn chỉ là một đồng nghiệp làm cùng phòng không hơn không kém, thì chuyện này với họ là hiển nhiên. Những người hướng nội khi đi làm thường “ngán” nhất khoản tiệc tùng của những nhân vật làm cùng. Họ bị buộc phải có mặt, thậm chí là tham gia khâu quản lý (kiêm sai vặt) và dĩ nhiên là chẳng ai có thể vui vẻ cho được. Lúc này họ chỉ muốn về nhà ngủ thôi.
2. Họ cũng không cần bạn quan tâm đến sinh nhật họ
Họ cảm thấy thế giới của mình đã đủ đầy với những người biết và quan tâm họ, thế nên nếu là một ngày quan trọng như ngày sinh nhật thì họ cũng chỉ cần ngần ấy người quan tâm thôi. Bản chất là họ chẳng mong cả thế giới này biết đến mình làm gì, còn nếu bạn có chúc mừng thì họ sẽ vui vẻ cảm ơn thế thôi.
3. Họ không phải lúc nào cũng muốn nghe bạn kể về cuối tuần của mình
Trừ khi là đôi bên đủ thân thiết để chia sẻ với nhau, còn không thì bạn cũng không cần phải kể về ngày cuối tuần của bạn với họ đâu. Bạn chi hàng đống tiền để mua sắm hay say đập mặt vào cánh cửa thì liên quan gì với họ nhỉ? Làm chung hay học hành chung với nhau đâu có nghĩa là muốn nghe hết mọi chuyện của bạn đâu!
4. Họ ghét đám đông
Qúa đông người khiến họ mệt mỏi, tiếng ồn, sự xô bồ, mùi cơ thể…Và quan trọng là họ cứ phải đóng vai “hoa hậu thân thiện” hết người này đến người kia lại chào hỏi. Họ thích những nơi yên tĩnh và được ở cạnh những người thân mà thôi.
5. Họ không thích mạng xã hội lắm
Họ có cảm giác là mình cứ phải làm “đúng” vì có quá nhiều người sẵn sàng ném đá. Nhất là khi có kết bạn với cấp trên, đồng nghiệp, họ càng cảm thấy không thoải mái vì những cuộc trò chuyện, bình luận qua lại.
6. Đôi khi họ ép mình tỏ ra thích trò chuyện với đối phương
Vì họ không muốn ai đó “xâm nhập” vào chuyện riêng của mình, vậy nên họ thà tỏ ra thích bạn và hỏi chuyện bạn còn hơn là bị bạn hỏi. Nếu một người hướng nội thích bạn, họ sẽ nói cho bạn nghe nhiều điều, thay vì hỏi chuyện bạn. Tuy nhiên, nếu họ quan tâm bạn thì họ sẽ chủ động thăm hỏi bạn nhiều lần!
7. Họ biết cách hoàn thành công việc thật tốt
Và tất nhiên là làm việc…một mình! Người nội tâm luôn đánh giá cao giá trị của sự cô đơn, khi đó họ làm việc một cách độc lập và tập trung hoàn toàn để có thể hoàn thành chúng thật tốt. Đừng xem thường người nội tâm nhé, chỉ là họ ít chia sẻ bản thân thôi mà.
8. Họ thích viết ra mọi thứ
Đó là lý do vì sao họ thích email, tin nhắn và nhất là viết blog. Đó là khi họ được là mình mà không bị ai “gián đoạn”, được “nói” ra tất cả một cách toàn vẹn và uyển chuyển nhất. Này, có phải các nhà văn nhà báo rất ít nói về mình mà thích viết về mình hơn không?
9. Họ cảm thấy an toàn khi ở cạnh những người thích hợp
Khi ở cạnh người mà họ cảm thấy hiểu được mình, họ sẽ chia sẻ nhiều hơn và hạ “lá chắn” đề phòng xuống. Lúc này bạn sẽ được gặp con người thật sự của họ chứ không phải một “hoa hậu thân thiện” nào đó.
10. Họ cũng có bạn bè chứ!
Đó là những người yêu mến và hiểu họ. Họ sẽ sẵn sàng ngồi hàng giờ để nghe bạn nói và cho những lời khuyên chân thành mà không chút phàn nàn.
11. Họ cũng có thể làm những hoạt động hướng ngoại
Như làm lãnh đạo, làm hướng dẫn viên du lịch, phóng viên…, vì họ biết vào cuối ngày họ có thể về nhà thật bình yên và được sống trong thế giới của riêng mình. Khi đó họ có thể cân bằng lại bản thân để tiếp tục công việc đó vào ngày mai.
12. Họ không hề thô lỗ, nhút nhát hay dễ bị căng thẳng đâu
Phải nói rằng người sống nội tâm đa số rất điềm tĩnh và lịch thiệp luôn đấy, và nhút nhát thì lại càng không. Họ chỉ là không nói nhiều thôi. Nhưng khi họ “bắt nhịp” được họ sẽ làm bạn bất ngờ vì cách pha trò đấy. Họ không thể “thảo mai” mãi đâu!
13. Họ một mình và họ ổn
Khi họ ở một mình họ cảm thấy thoải mái và có thể tập trung làm được nhiều việc, thậm chí là tự do sáng tạo bản thân. Bạn đừng nghĩ là họ có vấn đề nhé! Họ vẫn ổn, thậm chí là họ còn thích được ở một mình một cõi nữa.
14. Họ không thích những cuộc trò chuyện xã giao
Họ hay suy nghĩ, và họ thưởng thức cuộc trò chuyện về những ý tưởng lớn, lý thuyết và cả lý tưởng. Vậy nên nếu chỉ là trò chuyện xã giao, họ sẽ rất dễ bị hụt hẫng.
Trà Bông Cúc