Chỉ nặng khoảng 1 lạng và được hàng triệu khán giả trên thế giới chiêm ngưỡng, đó chính là chiếc phong bì ghi tên những người chiến thắng giải thưởng Oscar.
Ban đầu, chiếc phong bì được thiết kế với mục đích bảo vệ danh tính của những người chiến thắng giải oscar nhằm tránh ánh mắt dòm ngó của báo giới. Tuy nhiên, nó cũng chứa nhiều bí mật thú vị mà ít ai biết đến.
Những chiếc phong bì Oscar.
Sau đây là 6 điều thú vị về chiếc phong bì Oscar:
1. Chiếc phong bì trẻ tuổi hơn giải OscarMặc dù năm nay, giải oscar đã được tổ chức lần thứ 87 nhưng chiếc phong bì mới chỉ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75.
Khi giải Oscar được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1929, những người chiến thắng sẽ được thông báo trước 3 tháng. Điều này thay đổi vào năm 1930 khi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ công bố danh sách những người chiến thắng với báo giới và yêu cầu không được công bố cho đến 11h đêm diễn ra lễ trao giải.
Tuy nhiên, vào năm 1939, tờ Los Angeles Times đã quá vội vã và để lộ danh sách những người chiến thắng trước khi thông báo chính thức được công bố. Bởi vậy, vào năm 1940, chiếc phong bì của giải Oscar ra đời để tránh sự nhòm ngó của báo giới và không làm hỏng sự bất ngờ của đêm trao giải.
2. Chiếc phong bì mới được thiết kế lại 5 năm trướcCách đây 5 năm, nhà thiết kế Marc Friedland đến từ Los Angeles, Mỹ đã thiết kế lại mẫu phong bì cho giải Oscar. Thiết kế mới có vỏ ngoài màu vàng lấp lánh, mặt trong có các bức tượng vàng Oscar in trên nền màu đỏ đẹp mắt đã nhanh chóng trở thành biểu tượng của giải Oscar.
Thiết kế mới đặc biệt này đã thu hút sự chú ý của diễn viên, nhà làm phim Tom Hanks - người bước lên sân khấu trao giải Oscar vào năm 2011 khi ông nói rằng chiếc phong bì mới là một tác phẩm nghệ thuật.
Diễn viên, nhà làm phim Tom Hanks xuất hiện với chiếc phong bì Oscar vào năm 2011.
3. Ban tổ chức luôn chuẩn bị 2 bộ phong bì phụ ngoài bộ phong bì chínhMặc dù chỉ có 24 phong bì chính thức xuất hiện tại lễ trao giải điện ảnh danh giá thế nhưng trên thực tế, có tới 3 bộ phong bì được chuẩn bị cho mỗi lần diễn ra giải Oscar. Như vậy, có tới 72 chiếc phong bì được sản xuất.
2 bộ phong bì dự trữ được sản xuất đề phòng trường hợp bộ phong bì chính không thể tới buổi lễ trao giải kịp giờ vì lý do nào đó.Đội sản xuất cũng làm ra 363 tấm thiếp in tên người thắng cuộc. Các tấm thiếp này có tên của mọi ứng viên. Tuy nhiên việc tấm thiếp nào được nhét vào phong bì sẽ diễn ra tại điểm khác nằm ngoài nơi sản xuất, trong một tiến trình lựa chọn vô cùng bí mật của Viện Hàn lâm.
4. Phải mất 3 tuần để làm xong những chiếc phong bì OscarNhững chiếc phong bì Oscar đều được làm thủ công trong studio của Friedland tại Los Angeles. Để hoàn thành toàn bộ số phong bì này, các nghệ sĩ sẽ phải mất 110 giờ công.
Để sản xuất ra những chiếc phong bì mang tính biểu tượng này, người ta cần nhiều vật liệu cao cấp như giấy kim loại đặc biệt, nhập khẩu từ một xưởng giấy nhỏ ở Đức và những tấm vải satin đỏ dài tới 40 mét để làm nơ.
Chính vì Mỗi chiếc phong bì phải trải qua 10 công đoạn tách biệt trước khi được hoàn thành.
5. Phong bì được bảo vệ cẩn thậnCông ty Price Waterhouse and Coopers đã làm nhiệm vụ kiểm phiếu bầu giải Oscar suốt 81 năm liên tiếp. Những phiếu bầu này sẽ quyết định người chiến thắng trong từng hạng mục.
Công ty luôn che giấu danh tính người chiến thắng và bảo vệ những phong bì Oscar cẩn thận cho đến khi diễn ra lễ trao giải chính thức.
Năm nay, 2 cộng sự của công ty Price Waterhouse and Coopers là ông Brian Cullinan và Martha Ruiz là 2 người duy nhất biết trước kế quả ai đã đoạt Tượng vàng Oscar.
2 người sẽ có nhiệm vụ đưa những phong bì có ghi tên người đoạt giải thưởng danh giá đến lễ trao giải dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các vệ sĩ được trang bị vũ khí.
6. Chỉ có 24/72 phong bì được tồn tại sau lễ trao giảiMặc dù có 72 phong bì được sản xuất nhưng chỉ có 24 phong bì được lên sân khấu. Những người chiến thắng sẽ cầm cả tượng vàng lẫn phong bì vàng về nhà. Số phong bì dự trữ còn lại sau đó sẽ bị hủy, nhằm tránh việc người ta mang chúng ra bán đấu giá trục lợi.
Theo Friedland, mặc dù mỗi chiếc phong bì có giá trị lên tới 200USD (hơn 4 triệu đồng) nhưng giá trị lưu niệm của nó là vô giá, chính vì thế việc tiêu hủy những phong bì dự trữ góp phần lưu giữ giá trị lịch sử của nó.
Trang Đỗ