hôn nhân là sự thỏa hiệp. Và lời xin lỗi luôn là một nhân tố quan trọng trong việc hàn gắn hôn nhân. Thừa nhận sai lầm của bạn ngay cả khi bạn không sai chỉ là một trong nhiều thỏa hiệp mà bạn cần sẵn sàng để thực hiện nhằm tránh cãi vã. Hãy đặt cái tôi thấp hơn một chút và nói lời xin lỗi.
2. Biết rõ những sở thích và sở ghét của nhauNguyên nhân cuộc cãi vã của hầu hết cặp vợ chồng là hai người đều chưa hiểu nhau. Chẳng hạn, người chồng bắt đầu nổi xung vì anh ấy nghĩ rằng người vợ đang chà đạp lên sự lựa chọn của mình và ngược lại. Để tránh những cuộc chiến như vậy, hai bạn nên hiểu rõ nhau để tránh việc đẩy đối phương đến tình trạng tức phát điên.
3. Bỏ cái tôiMột cuộc cãi vã nảy ra khi cái tôi trong mỗi người luôn được đặt lên trên. Hai bạn bắt đầu đặt câu hỏi về lý do tại sao lại phải làm khác đi chỉ vì đã kết hôn. Và rồi những điều đó sẽ trở thành cuộc tranh cãi cả thập kỷ, chứ không chỉ dừng lại ở sự khác biệt ý kiến nữa. Để tránh xung đột sau khi kết hôn, hãy học cách loại bỏ những sự cứng nhắc và cởi mở với nhau nhất nếu bạn có thể.
4. Tránh quan hệ tình dục trong những ngày cãi vãBạn sẽ nhận ra rằng bạn sẽ bị bỏ đói tình dục trong nhiều ngày sau đó nếu cứ tiếp tục cãi nhau. Điều này có thể khiến cả hai bạn hành động để tránh các cuộc tranh luận. Bất cứ khi nào sắp sửa nổi xung, hãy nghĩ về việc các bạn sẽ phải tránh thân mật thể xác vào buổi tối, và bạn sẽ từ từ học được cách tránh xung đột.
5. Tự đặt ra "quy định"Nếu bạn bắt đầu cảm nhận được rằng bạn đang chuẩn bị cãi vã về những điều nhỏ nhặt, bạn có thể chuyển chủ đề hoặc yêu cầu cô ấy (anh ấy) chuyển chủ đề nhanh chóng.
6. Hãy suy nghĩ về ảnh hưởng của sự cãi vã với các conTrẻ con dù ở độ tuổi nào thì cũng rất nhạy cảm khi bố mẹ chúng cãi nhau. Trẻ em có thể dễ dàng cảm nhận được sự khó chịu giữa cha mẹ và điều này có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và thể chất của chúng. Trước khi cả hai bắt đầu một cuộc chiến, hãy suy nghĩ về ảnh hưởng đến với con.