Tôi còn nhớ trước đây có một thống kê về việc xét nghiệm ADN làm hoang mang cả xã hội. Theo đó, thống kê cho thấy khoảng 1/3 đàn ông đang nuôi con của người khác. Ban đầu đọc những con số ấy tôi giật mình. Nguy quá, có lẽ nào tôi không phải con của bố tôi? Và bạn A không phải con của bố bạn ấy?
Sau này tĩnh lại tôi hiểu rằng, 1/3 là con số xét trên tổng số đàn ông nghi ngờ vợ mình nuôi con của người khác mang đi xét nghiệm ADN chứ con số 1/3 không phải trên tổng thể đàn ông của toàn xã hội kia.
Xét nghiệm ADN là cách để xem xét khả năng về mối quan hệ huyết thống giữa con người với nhau. Về lý mà nói, nó là biện pháp hoàn toàn lý trí. Bởi dựa trên khoa học, nó đưa ra kết luận về một mối quan hệ.
Thế nhưng xét nghiệm ADN ngoài việc là bằng chứng rõ ràng nhất về một mối quan hệ nó sẽ mang đến hệ lụy gì?
Nếu một gia đình đang yên ổn, bình thường lại mang con mình đi xét nghiệm AND thì có lẽ là… họa. Có lẽ họ vừa thiếu tình lại đang thừa tiền.
Những người mang con mình đi xét nghiệm ADN có thể là những người đã và đang phải sống trong một mối lo lắng suốt một thời gian dài. Cụ thể là anh bạn tôi, anh cao to, đen, mắt hai mí (vợ anh cũng vậy) thế nhưng con anh ấy đẻ ra lại trắng, mắt một mí. Có nhìn thế nào anh ấy cũng không thấy con giống mình… Anh quyết định giấu vợ mang tóc của con đi xét nghiệm ADN. Khổ thân đứa con bị bố nghi ngờ… vì sau đó kết quả ADN cho thấy họ là bố con.
Nếu một gia đình đang yên ổn, bình thường lại mang con mình đi xét nghiệm AND thì có lẽ là… họa (Ảnh minh họa).
Tôi có chị bạn, chị ấy và chồng “ăn cơm trước kẻng trước hôn nhân”. Thế nhưng có tính thế nào thì tuổi thai và lần quan hệ giữa hai người cũng không khớp nhau. Anh chồng có băn khoăn hỏi và chị ấy về chuyện đó. Chị không thể lý giải vì việc tính tuổi thai rất phức tạp, ở mỗi nơi bác sĩ bảo một kiểu. Thế là chị khuyến khích anh mang con đi xét nghiệm ADN với một điều kiện: Sau khi xét nghiệm, nếu kết quả con và anh đúng là cùng huyết thống hoặc không phải thì anh chị cũng sẽ ly hôn. Anh có trách nhiệm phụ cấp nuôi con hàng tháng nhưng không được sống với con. Bởi lẽ, hôn nhân của hai người không dựa trên niềm tin.
Việc xét nghiệm ADN dù kết quả thế nào thì không chỉ khổ người lớn mà còn khổ cả con trẻ. Thứ nhất, một đứa trẻ sống trong một gia đình luôn có những hoài nghi sẽ không được hưởng hạnh phúc và sự quan tâm đầy đủ. Thứ hai, một đứa trẻ vẫn gọi một người đàn ông là cha rồi yêu thương người đàn ông đó khi biết chuyện người đó không phải là cha mình sẽ đau khổ biết chừng nào.
Phố núi ngày xưa tôi sống từng có một câu chuyện rất buồn thế này: Chị A và anh B kết hôn đã lâu mà chưa có con. Anh không có khả năng có con là điều chỉ anh và chị biết. Vậy mà bất ngờ sau đó anh chị có 2 đứa con liên tiếp. Anh yêu thương 2 đứa con như báu vật.
Sau này hai vợ chồng ghen tuông lẫn nhau, anh B có lỗi trước nhưng vì trong cãi cọ nóng giận chị A bổ chồng đến tử vong. Tại phiên tòa, luật sư của anh B đã mang xét nghiệm ADN đến. Kết quả cho thấy cả hai đứa trẻ trong cuộc hôn nhân của A và B đều không phải con B. Điều đó để chứng minh lỗi của chị A là cố ý. A phải phạm tội giết người chứ không chỉ đơn giản là cố ý gây thương tích.
Người ta thấy tội quá, gia đình nội vừa mất B lại mất luôn cả 2 đứa cháu. Điều đau đớn hơn là sau phiên tòa A phải nhận mức tù chung thân, hai đứa con trẻ rơi vào cảnh, cha mất, me đi tù và họ hàng không cưu mang.
Thế mới nói ADN là kết quả của công nghệ hiện đại nhưng lại mang đến toàn những điều nghiệt ngã.
beforeAfter('.before-after'); Có thể bạn quan tâm: