Ngày bé thức đến 12 giờ chờ giao thừa là một việc rất lớn lao, hiện tại ngày nào cũng là 30 Tết.
1. Quần áo mới treo trong tủ, cứ lén lấy ra mặc thử hết lần này đến lần khác.
2. Ngày nhỏ tay cầm pháo bông, vung đến nỗi tê cả tay, nhìn trời cười khanh khách, hiện tại lo đoạt tiền mừng tuổi, đoạt đến mức đau cả tay, giơ lên cao nhìn bóng tiền, miệng phun câu chửi thề.
3. Không có remix, rock ồn ã, không có những câu hò reo, những ánh đèn chớp nhoáng, chỉ ngồi xem mấy chương trình cuối năm với bố mẹ mà cười vẫn vui vẻ.
4. Ngày bé thức đến 12 giờ chờ giao thừa là một việc rất lớn lao, hiện tại ngày nào cũng là 30 Tết.
5. Một gia đình, một bàn ăn, một bữa cơm, một chương trình Tết, một năm mới.
6. Mặc quần áo mới, tới thăm người thân, ăn cơm tất niên, xem Táo quân, đánh bài, đốt pháo, không như bây giờ, đi đâu cũng kè kè cái điện thoại bên cạnh, chẳng biết Tết nhất có gì khác ngày thường.
7. "Nào, đưa tiền mừng tuổi đây mẹ cất hộ."
8. Khi ấy làm gì có điện thoại, cứ tụm năm tụm ba mà nói chuyện rôm rả. Tiếng cười tiếng nói đều là thật tâm, nghe được, thấy được, cảm nhận được.
9. Ngày bé, ngày được chờ đợi nhiều nhất trong năm chính là ngày Tết: Có thể mặc quần áo mới, được ăn những món ngon mà bình thường chẳng bao giờ được ăn, đến từng nhà chúc Tết, trong túi nhét đầy những bánh kẹo, lì xì, có mắc lỗi cũng không lo bị người lớn mắng... Dường như khi ấy, mỗi khoảnh khắc Tết đến xuân về đều là những hồi ức hết sức tốt đẹp mà ta chẳng thể quay lại được nữa.
10. Từ đầu đến chân đều phải là mới! Quét dọn, ăn tất niên, đếm ngược, nâng cốc! Ngày bé chẳng bao giờ thức được đến 12 giờ, giờ chẳng cần cố cũng thức được tới sáng! Cuộc sống ngày càng tốt hơn, nhưng hương vị Tết thì mỗi năm một nhạt đi.
12. Thực ra không phải hương vị Tết càng ngày càng ít mà là những thứ chúng ta muốn càng ngày càng nhiều, áp lực chúng ta nhận về ngay cả những tràng pháo, những tươi vui ngày Tết cũng chẳng thể xua tan được như trước nữa. Bạn thấy đấy, tụi nhỏ bây giờ vẫn thích Tết, vẫn vui hệt như chúng ta ngày xưa.
13. Bố mẹ: "Đừng có tưởng Tết mà bố/mẹ không dám đánh mày!"
14. Chờ mong quần áo mới, giầy dép mới, chờ mong những món ngon bố mẹ chuẩn bị rất lâu, chờ mong những phong bao lì xì dày cộm ai cho cũng được nhận, chờ mong Táo quân, chờ mong những chương trình ca nhạc Tết, chờ mong tiếng đếm ngược tới 0 giờ, rồi ngủ thiếp đi trong tiếng pháo chúc mừng rộn ràng mà bình yên... Tết trong ký ức tràn đầy những chờ mong và hi vọng hạnh phúc.
15. Ngày ấy, tôi có cảm giác, Tết là những ngày được vô tư chơi đùa, không lo bài tập, không lo bị mắng, có thể thoải mái mà cười vui. Hiện tại, Tết là chuẩn bị tinh thần để đối mặt với cả đống câu hỏi của họ hàng, cháu học trường gì, khoa gì, thành tích thế nào, đi làm chưa, có người yêu chưa, lương cao không, thưởng Tết nhiều không... Năm nào cũng như năm nào, vẫn những câu hỏi ấy, vẫn những người hỏi ấy.
16. Chỉ có so thành tích, so địa vị, so lương lậu, so con so cái là mãi chẳng thay đổi.
17. Ngày xưa, đây là dịp duy nhất có thể thức đêm, dậy muộn một cách hợp tình hợp lí mà không bị mắng.
18. Ngày xưa đến nhà người khác chúc Tết, lời đầu tiên là chúc mừng năm mới, còn giờ câu đầu tiên là hỏi pass wifi nhà người ta.
19. Ít đi một thứ có tên gọi "smartphone".
20. Một năm không mua quần áo; một tháng chỉ được ăn thịt một hai lần; không có điện thoại, internet, chỉ liên lạc qua thư; TV không có mấy chương trình giải trí; mỗi tuần chỉ được nghỉ một ngày, còn phải dậy sớm dọn dẹp nhà cửa. Sau đó, Tết đến, bạn mới phát hiện được mặc quần áo mới thật là vui, được ăn thịt thỏa thích thật là hạnh phúc, được đoàn tụ cùng người thân thật ấm áp, ngày nghỉ được ngủ nướng thật tuyệt, Tết thật ý nghĩa. Đây mới là "hương vị Tết" của quá khứ.