1. Để quá khứ đau đớn chen chân vào cuộc sống của hai bạn
Quá khứ là chuyện đã qua. Bất cứ ai cũng có thể phải trải qua một quá khứ chịu nhiều tổn thương, đau đớn, thất vọng, bỏ lỡ cơ hội… Đó có thể là một niềm đau mà ai cũng muốn chôn giấu. Vì thế nếu bạn muốn thực sự hạnh phúc, tuyệt đối đừng mang quá khứ đó vào cuộc sống hiện tại để “nhắc nhở” nửa kia. Đừng quan trọng chuyện trong quá khứ là gì vì rất có thể chính điều đó sẽ làm đổ vỡ mối quan hệ giữa hai bạn. Hãy làm cho cuộc sống, tình yêu hiện tại của hai bạn trở nên có ý nghĩa. Điều đó sẽ giúp vun đắp cho mối quan hệ của hai bạn ngày càng vững chắc.
2. Cho rằng mối quan hệ của bạn còn thiếu rất nhiều
Có ai đó đã nói rằng: “Hạnh phúc không phải là bạn có được những gì mình muốn. Mà hạnh phúc chính là việc bạn đánh giá đúng được những gì mình đang có”.
Hãy biết trân trọng những gì bạn đang có và tiếp tục vun đắp mọi thứ. Chỉ có như vậy chuyện tình cảm của hai bạn mới ngày càng hạnh phúc. Đừng bao giờ lãng phí thời gian ngồi điểm danh những việc khiến bạn không hài lòng và hậm hực vì nó. Tuyệt đối không áp đặt quan điểm cá nhân vào những sự việc mà bạn thấy tồi tệ. Bởi vì điều đó chỉ cho thấy bạn có cái nhìn tiêu cực hơn về nửa kia và về chính mình. Mối quan hệ của hai bạn có tốt đẹp và bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào tính phấn đấu xây dựng của mỗi người.
3. Nhầm lẫn giữa hạnh phúc và sự quen thuộc
Nếu bạn muốn chuyện tình cảm của mình lúc nào cũng hưng phấn như thuở ban đầu thì hãy tránh để bản thân nhầm lẫn giữa hạnh phúc với sự quen thuộc. Những thói quen khiến bạn cảm thấy tự mãn và yên lòng. Đôi khi bạn cho rằng mối quan hệ của mình ổn vì không có những tranh luận hoặc những điều đáng phàn nàn về đối phương. Mối quan hệ của hai bạn cứ đều đều, nhẹ nhàng. Nhưng sau đó một thời gian, bạn chợt nhận ra mình đang lặp lại tất cả điều đó theo cách rập khuôn chứ không phải bằng niềm vui, sự hào hứng. Chính điều này sẽ dẫn tới sự đổ vỡ của mối quan hệ. Vì thế, hãy sáng suốt phân biệt giữa hạnh phúc và những thói quen thoải mái trong mối quan hệ tình cảm của bạn.
4. Bằng lòng với những việc mình làm cho nửa kia
Mahatma Gandhi đã từng nói rằng: “Hãy sống như thể bạn sẽ chết ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi”.
Trong mối quan hệ tình cảm cũng vậy, bạn và đối phương là hai thực thể khác nhau. Và mỗi người đều mang dấu ấn cá nhân nhất định. Nếu bạn đã hài lòng với những gì mình đã làm được cho mối quan hệ của hai người và bản thân bạn không tiếp tục tìm hiểu, cố gắng để phát triển bản thân vì mối quan hệ của hai người thì mối quan hệ đó rồi cũng không đi đến đâu. Điều mà bạn cần lưu ý là hãy làm cho mọi thứ bằng cả sự nhiệt huyết và tình cảm mà bạn dành cho nửa kia. Đừng bao giờ ngừng học hỏi kinh nghiệm sống từ người khác. Vì điều đó không chỉ làm dày thêm kinh nghiệm sống của bạn mà nó còn giúp cho chuyện tình cảm của bạn ngày càng bền chặt.
5. Quá khắt khe với bản thân và nửa kia
Nhiều người trong chúng ta thường tự biến mình thành nhà phê bình khó khăn nhất của chính bản thân. Trong nhiều mối quan hệ, chúng ta cũng không ngừng hạ thấp giá trị của mọi sự thành công mà chúng ta đã làm được. Điều đó khiến cho bản thân chúng ta tự chán ghét mình và luôn thấy mình là kẻ yếu kém. Trong tình yêu cũng vậy, nếu bạn quá khắt khe với bản thân mình và nửa kia, bạn sẽ khiến cho mối quan hệ trở nên tồi tệ. Hãy biết chấp nhận rằng bạn và nửa kia sẽ không bao giờ là hình mẫu lý tưởng – và điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được. Hài lòng và biết thúc đẩy lẫn nhau bằng sự khuyến khích bao giờ cũng tốt hơn việc phê phán, đánh giá nặng nề một ai đó, đặc biệt là người mà mình yêu thương.
Có thể bạn quan tâm: