Mô hình tàu vũ trụ thăm dò sao hỏa của Ấn Độ. Ảnh: Indian Space Research Organisation |
AFP cho hay, con tàu vũ trụ thực hiện nhiệm vụ lên sao Hỏa của ấn độ khởi hành lúc 2h38 (giờ địa phương) từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan, Sriharikota, thuộc vùng bờ biển phía tây của nước này. Tàu vũ trụ được đẩy đi bằng một tên lửa nặng 350 tấn. Đây là tên lửa đẩy có kích thước nhỏ hơn các thiết bị tương tự của Nga và Mỹ.
Con tàu có tên Mangalyaan sẽ thực hiện nhiệm vụ bay đến quỹ đạo hành tinh đỏ vào năm 2014 trong hành trình kéo dài 300 ngày. Tàu thăm dò không người lái này có màu vàng, nặng 1,35 tấn, kích thước tương đương một chiếc xe hơi nhỏ. Nó sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm khí methal trong bầu khí quyển sao Hỏa.
Do thiếu nhiên liệu bay trực tiếp, tàu vũ trụ sẽ bay quanh quỹ đạo Trái Đất gần một tháng, để đạt được tốc độ cần thiết thoát khỏi lực hút của trái đất.
Toàn bộ chi phí cho dự án khám phá sao Hỏa ước tính khoảng 73 triệu USD, ít hơn khoảng 6 lần so với chi phí NASA thực hiện chương trình thám hiểm sao Hỏa vào đầu tháng tới.
Con tàu được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được phóng đi vào chiều hôm nay. Ảnh: Sky News |
mangalyaan đã được Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh công bố 15 tháng trước, không lâu sau khi khi một con tàu thám hiểm của Trung Quốc bị hư hại khi rời bầu khí quyển Trái Đất.
Ấn Độ hy vọng có thể là nước châu Á duy nhất thực hiện thành công nhiệm vụ thăm dò sao Hỏa, sau khi hơn một nửa các dự án sao Hỏa bị thất bại, trong đó bao gồm dự án của Trung Quốc năm 2011 và của Nhật hồi năm 2003.
Đây được coi là nhiệm vụ khó khăn nhất với các nhà khoa học Ấn Độ kể từ khi nước này bắt đầu chương trình không gian từ năm 1963.
Video Mangalyaan được phóng lên không trung
Thùy Linh (Video: Euronews)