“Chúng tôi chưa bao giờ một vật thể nào trôi nổi trong không gian như thế này. Mặc dù có tất cả các đặc tính của các hành tinh trẻ được phát hiện quanh các ngôi sao khác, nhưng hành tinh này lại trôi một mình trong vũ trụ”, Micheal Liu, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Vật thể trôi nổi tự do trong vũ trụ được đặt tên là PSO J318.5-22, nằm cách trái đất khoảng 80 năm ánh sáng. PSO J318.5-22 được coi là hành tinh khá trẻ so với sao Mộc chỉ với 12 triệu năm tuổi. PSO J318.5-22 được phát hiện qua kính viễn vọng khảo sát STARRS 1 đặt ở Haleakala, đảo Maui thuộc quần đảo Hawaii, khi các nhà nghiên cứu đang quan sát các ngôi sao lùn nâu. Sao lùn nâu thường có màu nhạt và đỏ, tuy nhiên PSO J318.5-22 được phát hiện bởi có ánh sáng đỏ hơn cả các ngôi sao này.
Hành tinh trôi nổi cũng được quan sát hướng đi và khoảng cách đến Trái Đất trong hai năm qua kính viễn vọng tại đặt Canada, Pháp, Hawai. Các hành tinh được phát hiện bằng hình ảnh trực tiếp thường rất khó để nghiên cứu bởi chúng nằm khá gần với những ngôi sao chủ có ánh sáng mạnh. Là hành tinh không quay quanh sao chủ, việc kiểm tra và nghiên cứu PSO J318.5-22 sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Kể từ những năm 1990, các nhà khoa sử dụng các kỹ thuật phát hiện các quá trình truyền ánh sáng khi một hành tinh đi trước sao chủ của chúng của chúng và phát hiện hàng trăm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.
Thùy Linh