Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Khám phá thế giới
  • Những điều kỳ thú
  • Liệu con người có thể cải lão hoàn đồng bằng huyết thanh

Liệu con người có thể cải lão hoàn đồng bằng huyết thanh

Liệu con người có thể cải lão hoàn đồng bằng huyết thanh

Máu người di chuyển 96.000 km dọc theo động mạch, tĩnh mạch, mao mạch của hệ tuần hoàn qua mọi cơ quan. Phải chăng máu nhặt và truyền thông tin khi di chuyển khắp cơ thể? Và thay đổi máu sẽ làm thay đổi các thông tin truyền dẫn đến tế bào?

06/08/2015 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết
Liệu con người có thể cải lão hoàn đồng bằng huyết thanh - 1

Thí nghiệm khâu liền thân đôi chuột già và trẻ, để chúng truyền máu sang nhau. Ảnh minh họa: Nature

Tony là người đầu tiên trong gia đình học lên đại học. Ông đặt mục tiêu khởi nghiệp tại Mỹ. Năm 1993, ông tiếp tục học sau tiến sỹ về sa sút trí tuệ do HIV ở Viện Nghiên cứu Scripps tại California. Đây là tiền đề cho nghiên cứu về bệnh Alzheimer sau này, tập trung vào vai trò của hệ thống miễn dịch đối với căn bệnh. Năm 2002, ông vào giảng dạy ở đại học y stanford .

Khi nghiên cứu về Alzheimer, ông sử dụng chuột đã được biến đổi gien để mắc bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ cho biết hình thức bệnh do đột biến cụ thể, chứ không nói rõ về nguồn gốc căn bệnh - chiếm 99% ca mắc bệnh ở người. Giới khoa học vẫn đùa: "Nếu anh là một con chuột mắc bệnh Alzheimer, tôi sẽ chữa khỏi cho anh, yên tâm là thế."

Thất vọng về những hạn chế thí nghiệm trên chuột, Tony tìm cách phát hiện cách thức bệnh xuất hiện ở người. Tuy nhiên, quét não và các bài kiểm tra nhận thức không tiết lộ bất cứ điều gì về bệnh ở mức độ phân tử. Khoa học chỉ tính được thời điểm não bắt đầu thoái hóa khi người đó phát bệnh, chứ không biết được cách thức thoái hóa.

Tony băn khoăn phải chăng máu chính là đáp án. Máu người di chuyển 96.000 km dọc theo động mạch, tĩnh mạch, mao mạch của hệ tuần hoàn qua mọi cơ quan. Phải chăng máu nhặt và truyền thông tin khi di chuyển khắp cơ thể?

Ông nhận thấy ở những người khỏe mạnh, nồng độ một số protein nhất định trong máu giảm đi theo thời gian, bắt đầu từ lúc 20 tuổi. Trong khi đó, một số protein khác lại tăng lên. Một số tăng gấp đôi hoặc gấp ba ở lúc nhiều tuổi.

Tầng trên phòng thí nghiệm của Tony là nơi Thomas Rando - một nhà thần kinh học kiêm phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trường Sinh của Stanford làm việc. Ông là sếp của Tony từ năm 2002.

Rando nghiên cứu tế bào gốc. mô cơ thể cần tế bào gốc đề duy trì khỏe mạnh và làm việc tốt, nhưng ở người lớn tuổi, tế bào gốc ngừng hoạt động - đó là lý do vết thương lâu lành hơn khi con người già đi. Rando tự hỏi, phải chăng tế bào gốc không hoạt động vì không nhận được đúng tín hiệu. Phải chăng có gì đó trong huyết thanh trẻ khiến chúng tái hoạt động?

Các nhà khoa học chỗ Rando thí nghiệm trên đôi chuột - một già một trẻ. Họ rạch thân chúng, khâu liền, khiến đôi chuột dính chặt với nhau trong 5 tuần. Họ quan sát cách chúng tái tạo mô cơ bị xé rách. Máu của chuột trẻ kích hoạt tế bào gốc của chuột già, kích thích tái tạo cơ tổn thương. Tuy nhiên, cũng xuất hiện tác dụng phụ. Thương tổn của con chuột trẻ tồi tệ hơn, do tiếp xúc với máu con già. Tế bào gốc của chúng trở nên chậm chạp, vết thương lâu lành hơn.  

Để thuyết phục giới khoa học rằng con chuột già bắt đầu sản sinh tế bào não mới, Tony đề nghị học trò Villeda tìm hiểu chuyện này.

Liệu con người có thể cải lão hoàn đồng bằng huyết thanh - 2

Trung tâm nghiên cứu Longevity (Trường thọ) Stanford. Ảnh: Stanford Longevity

Sau phần trình bày năm 2008, Villeda bắt tay nghiên cứu sâu hơn về protein trong máu già và máu trẻ. Anh nhận thấy ở những con chuột già, cũng giống người, nồng độ protein CCL11 trong máu cao. Nếu tiêm CCL11 vào chuột trẻ, khả năng học tập và ghi nhớ của chúng kém đi. Villeda công bố nghiên cứu đột phá trên năm 2011.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không trả lời được câu hỏi: liệu protein trong máu trẻ có thể tái tạo năng lực thần kinh bị mất ở động vật cao tuổi không? Khó mà biết được trong hai con chuột dính liền nhau, con nào là chỉ huy. Tony cho rằng cần thí nghiệm theo cách khác như lấy máu ở con trẻ, loại bỏ tế bào máu , và tiêm huyết tương vào con già.

Một con chuột có khoảng 200 ml huyết tương - chất lỏng màu vàng chứa mọi protein. Ngần đó đủ tiêm hai mũi cho con chuột khác. Thí nghiệm đòi hỏi tiêm 10 mũi vào 10 con chuột già, đồng nghĩa với việc cần hút máu 50 con chuột trẻ.

Villeda miễn cưỡng làm thí nghiệm. Anh cho rằng sẽ không đi đến đâu. Tuy nhiên, nhà khoa học đổi ý khi đo điện lát mô não. Tiếp xúc với máu trẻ đã tăng cường khả năng kết nối nơron thần kinh ở chuột già. Anh quyết định thử nghiệm tiêm huyết tương.

Trong 24 ngày, cứ ba ngày một lần, từng con chuột già lại được tiêm một mũi huyết tương. Huyết tương lấy từ máu của chuột trẻ ba tháng tuổi - tương đương người 20 tuổi, truyền vào máu chuột 18 tháng tuổi - tương đương người 60 tuổi.

Kết quả thật bất ngờ. Con chuột già vượt qua bài kiểm tra mê cung và bài kiểm tra sốc điện dễ dàng. Chúng tỏ ra nhanh nhẹn như lũ chuột 9 tháng tuổi.

"Lúc đó, tôi chỉ cho Tony thấy dữ liệu từng con một," Villeda nói. "Tôi bị choáng váng, tự nhủ, cần phải xem lại lần nữa." Anh phát hiện, huyết tương trẻ kích hoạt lại lần nữa gien kiểm soát "khớp dẻo thần kinh"- vốn hoạt động kém đi do tuổi tác.

Phát hiện yếu tố ảnh hưởng gien, Villeda truy ra protein CREB - đóng vai trò như một công tắc tắt bật nhiều gien cùng lúc, và là công cụ giúp người ghi nhớ và học hỏi từ lúc sơ sinh. Để chắc chắn huyết tương trẻ tác động thông qua CREB, học trò của Villeda là Kristopher Plambeck tạo ra một loại virus tắt đi cơ chế điều khiển này.

Khi tiêm loại virus này vào chuột, tác động của huyết tương trẻ giảm đi nhiều. Con vật chỉ tỏ ra năng động hơn chút ít. Điều này cho thấy huyết tương trẻ tác động thông qua CREB, nhưng không hoàn toàn.

Nghiên cứu này công bố trên tạp chí Nature Medicine năm 2014, lập tức gây chấn động thế giới. Nhiều người mắc bệnh Alzheimer gửi thư muốn nhờ Tony truyền huyết thanh, trong đó có không ít tỷ phú thế giới. Có người mời ông đến dự tiệc sau lễ trao giải Oscar. Thậm chí có người ngỏ lời cung cấp máu trẻ em hoặc bất cứ độ tuổi nào theo ông yêu cầu. "Thật là ghê rợn," Tony kinh hoàng nói.

Tony và Villeda không phải là những nhà khoa học duy nhất tiên phong trong lĩnh vực này. Hai thành viên nữa tách ra từ sau báo cáo năm 2005 về tế bào gốc của Rando đã chuyển tới nghiên cứu ở đại học California. Ở đó, họ phát hiện oxytocin, thường được gọi là hormone tình yêu, cũng có tác dụng trẻ hóa mô cơ. Một người khác là Amy Wagers, làm nghiên cứu ở đại học Havard. Cô chứng minh rằng khi được tiêm huyết thanh trẻ, chuột già lấy lại sức bền. Chúng chạy nhiều hơn 35 phút so với những con không được tiêm.

Wagers cũng tìm ra một yếu tố gọi là GDF11, đóng vai trò protein trẻ hóa trong huyết thanh. Trong báo cáo mới nhất của Villeda tháng 1 năm nay, anh tuyên bố tìm ra B2M-yếu tố thứ hai, có nhiều nhất trong máu chuột già, cũng như người già. Khi tiêm nó vào chuột trẻ, B2M làm chúng suy giảm trí nhớ.

Mọi nghiên cứu đều quy về một mối. Trong máu người tồn tại hàng trăm chất, trong đó có protein giữ cho mô trẻ trung, lại có protein làm chúng già đi. Tony đặt giả thuyết, lúc chào đời, máu người tràn ngập protein giúp mô lớn và mau lành. Trong giai đoạn trưởng thành, nồng độ protein này giảm mạnh, có thể do lập trình di truyền. Cuối cùng, những protein tươi trẻ này dần biến mất, khiến các mô lão hóa dần. Cơ thể bắt đầu tiết ra các protein gây viêm, tích tụ trong máu, làm tổn thương tế bào và đẩy mạnh lão hóa.

"Phát hiện này sẽ mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới. Nó nói cho chúng ta biết rằng tuổi của một sinh vật, hoặc một cơ quan như não, không phải được định sẵn. Có thể sửa lại nó, lái nó theo hướng khác," Tony nói. "Chuyện thần thoại hoàn toàn có thể hiện thực hóa, khi một sinh vật có thể duy trì mãi sự tươi trẻ."

Tuy nhiên, thương mại hóa nghiên cứu này làm dấy lên nỗi e ngại về thị trường chợ đen rùng rợn.

Xem tiếp trang sau >>

Hồng Hạnh (theo Guardian)

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • cân xe tải điện tử
  • kiểm tra imei iphone
  • iphone
  • cân xe tải 60 tấn
  • ví da nam
  • ao thun nam
Anh dùng chó để phát hiện ung thư Máu trẻ - thần dược của tương lai chống chọi tuổi già
Từ khóa: cải lão hoàn đồnghuyết thanhtế bào máutrẻ hóamônãongười trẻngười giàchuột thí nghiệmđại học y stanford
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Máu trẻ - thần dược của tương lai chống chọi tuổi già
Hàng loạt thí nghiệm tiêm huyết thanh tách từ máu chuột trẻ vào chuột già cho kết quả đáng kinh ngạc. Nghiên cứu đang được thử nghiệm trên người, hứa hẹn liệu pháp "cải lão hoàn đồng" cho con người trong tương lai.
[Chi tiết...]
Nguyên nhân sự sống xuất hiện trên Trái Đất thay vì Sao Kim
Các nhà khoa học Canada tìm ra một nguyên nhân đến từ ngoài vũ trụ giúp cho sự sống có thể sinh sôi và duy trì trên Trái Đất, thay vì các hành tinh gần nhất là Sao Kim.
[Chi tiết...]
Ông hoàng vật lý muốn tìm người ngoài hành tinh
Ông hoàng vật lý thế giới Stephen Hawking hôm qua giới thiệu dự án tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất lớn nhất từ trước đến nay với kinh phí 100 triệu USD và kéo dài trong 10 năm.
[Chi tiết...]
Đứa trẻ nắm giữ chìa khóa bất tử
Một số ít bé gái dường như cưỡng lại được quy luật sinh lão bệnh tử của cuộc sống, và nắm giữ bí mật của sự bất tử.
[Chi tiết...]
“Điềm báo” nháy mắt nói lên điều gì?
Về sự ứng nghiệm của loại điềm này thì mỗi người hiểu một nghĩa khác nhau và gần như do sự truyền khẩu, mà không căn cứ vào đâu cả. Đại khái đàn ông máy mắt phải là tốt, máy mắt trái...
[Chi tiết...]
Nhật lập kế hoạch phóng tàu không người lái lên Mặt Trăng
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Nhật Bản (JAXA) vừa tuyên bố kế hoạch phóng tàu vũ trụ không người lái lên Mặt Trăng vào năm 2018.
[Chi tiết...]
Thám hiểm mặt trăng bằng vượn máy
Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo (DFKI) có trụ sở tại Bremen, Đức, vừa cho ra mắt mẫu thiết kế robot có hình dạng của loài vượn để phục vụ cho mục đích thám hiểm, thăm dò mặt trăng.
[Chi tiết...]
Cựu bộ trưởng Canada: ‘Người ngoài hành tinh có thật’
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Canada Paul Hellyer cho rằng người hành tinh có thật, đồng thời cáo buộc các nhà lãnh đạo thế giới đang giữ bí mật về sự tồn tại của họ trên Trái Đất.
[Chi tiết...]
Giải mã chân dung nàng ‘Mona Lisa thứ hai’
Bức chân dung La Bella Principessa ra đời trước Mona Lisa, được danh họa người Italy da Vinci sử dụng kỹ thuật tạo ảo ảnh thị giác khiến nhân vật có "nụ cười bí ẩn."
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
DANH MỤC
  • Lý dịch
Từ khóa
  • giày nam giá rẻ
  • túi đeo chéo
  • cách thắt caravat
  • sỉ quần jean nam
  • giay tay nam
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • cân thủy sản điện tử
  • cách đi từ quy nhơn ra cù lao xanh
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG