Mắt loài cú được hoàn thiện một cách đặc biệt để khám phá từng tia sáng yếu nhất, nhờ vậy cú có thể nhìn vật thể ở dạng chi tiết và 3 chiều. Điều này rất có ích cho một loài săn mồi ban đêm như nó...
Do mắt nằm rất gần trán và gần như bất động, nên cú không thể nhìn trộm, nhìn sang bên hay ra sau. Để bù đắp khiếm khuyết này, đầu cú cực kỳ linh hoạt, có thể xoay theo phương nằm ngang và thẳng góc, cung cấp cho cú toàn cảnh 360 độ.
Điệu đàng
|
Khi ở gần bề mặt nước, để bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của ánh sáng, mắt mực nang tự đậy lại chỉ chừa một chút phía trước và phía sau. Trái lại, khi lặn sâu dưới nước, mắt mực lại mở to ra. Nhìn chung, mắt mực hoạt động rất giống với mắt người. Một điều thật lạ đối với động vật khá nguyên thuỷ.
Mắt hù dọa
|
Con mắt này không phải đang nhìn một con voi trong thang máy! Đó chỉ là một hình vẽ của loài bướm đêm phô bày ra trên cánh để đánh lừa kẻ thù. Đặt đâu đó trên cánh, trong khi nghỉ ngơi, “mắt” bị che đi. Tuy nhiên, khi có một con chim tham ăn đến gần tìm cách tấn công, bướm đột nhiên giương mắt giả ra. Với một giây chần chừ của chim, bướm có đủ thời gian để biến mất.
Mắt thừa
|
Loài nhông được trời phú cho những con mắt sắc nhọn và nhạy cảm với màu sắc. Đó là một công cụ tinh vi, có lẽ được thừa hưởng từ tổ tiên ăn thịt, nhưng lại không có công dụng gì! Thật vậy, nhông ăn lá cây để sống và trải qua phần lớn thời gian để nhìn ngắm mọi vật xung quanh. Chúng chỉ nhắm mắt khi ánh nắng mặt trời làm chúng ngứa mắt.
Lông và nếp nhăn
|
Có tác dụng làm chổi quét và kính râm, những sợi lông mi dài có tác dụng bảo vệ mắt voi khỏi bụi bặm và ánh sáng chói chang của đồng cỏ châu Phi. Trong khi đó, những nếp nhăn dầy của da bao quanh mắt lại khác, chúng như miếng bịt mắt ngựa, hạn chế tầm nhìn của voi đối với mặt đất. Dù hiệu năng mắt không cao, nhưng bù lại tai và khứu giác của chúng rất tốt, đủ để chúng dùng vòi tóm được bất kỳ vật gì.
Máy ảnh
|
Cái nhìn ác độc của cá hồi bạc ẩn giấu những cơ chế tinh vi. Không khác gì một chiếc máy chụp hình tự động, mắt cá có thể điều chỉnh theo ý muốn để thu giữ được mọi hình ảnh xa gần. Nhờ có võng mạc có chức năng như phim màu, chúng có thể nhìn thấy cuộc đời màu hồng, vàng, xanh… và thậm chí trong tia cực tím, tinh xảo hơn con người nhiều!
Kính tiềm vọng ngụy trang
|
Loài cá tuyết sông thường giấu đôi mắt đẹp vì không muốn để con mồi hay kẻ thù nhận diện. Gần như không nhìn thấy gì ở đáy biển, nhưng nó có một cách săn mồi khá độc đáo: do mắt nằm trên đỉnh đầu, nên có thể phát hiện sự biến đổi cường độ ánh sáng rất tốt. Khi ánh sáng bị che khuất, cá biết ngay có một con vật băng qua. Như thế, chỉ cần há miệng là nó có thể nuốt sống được con mồi.
Lác nhưng tinh xảo
|
Tắc kè hoa không bao giờ để vuột mất con mồi, nhờ vào cơ chế “mắt lác” của chúng. Thật vậy, mắt tắc kè luôn hoạt động theo mọi hướng và không bao giờ nhìn về cùng một hướng. Do điều này, con vật luôn nhìn hai hình ảnh cùng lúc, và thu nhận được rất nhiều thông tin. Trên cơ sở đo đạc góc độ ngăn cách hai mắt và sự khác biệt rõ ràng giữa hai hình ảnh, bộ não tắc kè sẽ thực hiện những phép tính và suy ra vị trí chính xác của con mồi. Dĩ nhiên, sau đó tắc kè chỉ việc phóng lên ăn!
Mắt radar
|
Những ai lọt vào tầm ngắm của nhện sói thì hãy coi chừng! Thật vậy, loài nhện đêm không bao giờ nhả tơ này thường theo đuổi con mồi đến cùng và nhảy xổ lên. Sáu con mắt nhỏ của nó, như những chiếc đèn chiếu của tháp canh, sẽ phát hiện mọi chuyển động nhỏ nhất và dò xét kỹ con mồi. Những con mắt này được trang bị những chiếc gương phản chiếu có tác dụng khuếch đại ánh sáng, nên có thể nhìn xuyên qua bóng tối. Tuy nhiên, trong 6 mắt, 2 mắt lớn có vai trò chính, bởi ngoài chức năng nhìn, chúng còn dùng để định hướng cho nhện khi di chuyển!
(Theo Science et Vie Junior)