siêu trăng hôm 12/7/2014 ở Cadiz, Tây Ban Nha. Ảnh: Jon Nazca/Reuters. |
Theo nhà thiên văn Richard Nolle, người đầu tiên đưa ra định nghĩa về siêu trăng, hiện tượng này xảy ra khi "trăng non hoặc trăng tròn nằm ở điểm gần nhất với trái đất theo quỹ đạo nhất định". Nói cách khác, bất cứ khi nào mặt trăng tiến vào vùng cách Trái Đất 361.836 km, nó sẽ được phân loại là siêu trăng.
"Trăng cận điểm" là thuật ngữ để chỉ khi Mặt Trăng tiến gần Trái Đất nhất. Trái ngược với trường hợp này là "trăng viễn điểm". Hai sự kiện đều tác động đến thủy triều của Trái Đất. Khi Mặt Trăng ở xa, lực hút của nó giảm đi, dẫn đến thủy triều thấp hơn.
Siêu trăng trên bầu trời đêm nay là lần đầu tiên hiện tượng này diễn ra trong năm. Nó sẽ còn xuất hiện vào hôm 28/9 và 27/10, theo IB Times.
Mặt trăng trong nguyệt thực toàn phần có màu đỏ. Ảnh: Johannes Schedler/Panther Observatory/Nasa. |
Tuy nhiên, siêu trăng trong tháng 9 rất đáng quan sát. Theo Space, đây là lúc trăng tròn nhất trong năm, nó cũng đi qua vùng bóng của Trái Đất, tạo ra nguyệt thực toàn phần có thể nhìn thấy rõ vào hôm 27/9 ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ và sáng sớm 28/9 ở châu Âu. Nó còn được mệnh danh là "Siêu trăng máu", bởi Mặt Trăng không bị che khuất hoàn toàn trong thời gian hiện tượng nguyệt thực diễn ra. Ánh sáng bị tán xạ trên bề mặt Mặt Trăng, trong đó ánh sáng đỏ bị tán xạ ít nhất, khiến nó trông như có màu máu.
Anh Đặng Tuấn Duy, Hội thiên văn nghiệp dư TP Hồ Chí Minh cho biết hiện tượng siêu trăng lần này không dễ quan sát bằng mắt thường, người xem chỉ có thể ghi nhận được trăng nhỉnh hơn bằng máy ảnh. Hội thiên văn TP HCM và Hội thiên văn Hà Nội đều không tổ chức theo dõi chung như các sự kiện lớn khác.
Phương Hoa - Việt Anh