Các chấm vàng và xanh lần lượt biểu thị thời điểm xuất hiện tiểu hành tinh vào ban ngày và ban đêm. Kích thước to nhỏ của chấm màu tương ứng với năng lượng bức xạ Ảnh: NASA |
NASA công bố bản đồ hôm 14/11, dựa trên dữ liệu tổng hợp từ các hệ thống cảm biến của Mỹ từ năm 1994-2013.
Tuy nhiên, hầu hết các tiểu hành tinh có kích thước nhỏ đều tan rã khi tiến đến bầu khí quyển và vô hại. Chúng có thể kéo theo sự xuất hiện của sao băng hay cầu lửa, tạo nên những luồng ánh sáng mạnh trên bầu trời.
Earthsky cho hay, tìm kiếm và xác định các tiểu hành tinh nguy hiểm để bảo vệ trái đất là một trong những ưu tiên hàng đầu của NASA. Đây cũng là một trong những lý do khiến cơ quan hàng không Mỹ sử dụng ngân sách cho hoạt động này gấp 10 lần so với giai đoạn 5 năm trước đây. Các chương trình nghiên cứu nhằm mục tiêu phát hiện mối nguy hiểm tiềm tàng và đưa ra biện pháp xử lý.
Trường hợp đáng chú ý trong 20 năm qua là vụ nổ ngày 15/2 năm ngoái. Khối thiên thạch lao xuống vùng Chelyabinsk, miền trung nước Nga, phát nổ ở độ cao 19-24 km so với mặt đất và gây ra đám mưa thiên thạch trên bầu trời nhiều khu vực. Vụ nổ khiến ít nhất 1.500 người bị thương và gây thiệt hại vật chất ước tính hàng chục triệu USD.
Linh Anh