Suy tĩnh mạch chân được định nghĩa là tình trạng các tĩnh mạch không thể bơm đủ máu trở về tim. Sự trao đổi chất giữa mao mạch và mô bị xáo trộn gây ra những triệu chứng như nhức mỏi, sưng chân, tối ngủ chân ê ẩm, nhìn trên chân thấy những tia máu, mao mạch nổi lên chằng chéo trên da. Ở giai đoạn nặng, bệnh sẽ gây những triệu chứng mạch máu giãn to, mới đứng một lúc đã thấy chân đau, nhức, chân bị phù, sưng to căng cứng và xuất hiện những vết chàm nâu ngoài da (nhiều người dễ nhầm nên đi điều trị bệnh chàm), thậm chí gây lở loét, chảy mủ.
Hạn chế khả năng vận động
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân là do thói quen hoặc tính chất công việc phải đứng nhiều, ngồi nhiều, ít vận động. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến tuổi tác, giới tính (nữ chiếm đa số, nhất là đối tượng mang thai), do di truyền từ gia đình (nếu trong nhà có người bị thì các thành viên khác cũng sẽ có nguy cơ). Bệnh này gặp ở mọi đối tượng và ngành nghề như giáo viên, bộ đội, công nhân, người bán hàng, người bị béo phì, mang thai… Khi bị suy giãn tĩnh mạch gây khó khăn cho việc đi lại, đứng ngồi, hạn chế sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, suy tĩnh mạch thường đi kèm với bệnh khớp nên dễ có những biểu hiện trùng lặp nên có thể một triệu chứng mà biểu hiện hai bệnh nên khi nghi ngờ bị khớp, bạn nên đi khám sớm để tầm soát tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Nếu không đi khám mà tự điều trị bằng thuốc trị khớp có thể khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân ngày một nặng thêm.
Sinh hoạt khoa học giúp phòng bệnh dễ dàng
Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch, chúng ta cần lưu ý:
- Không nên đứng lâu mà mà cần nghỉ ngơi phù hợp hoặc không ngồi quá lâu mà nên thường xuyên vận động, đi lại.
- Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày.
- Nên giảm cân khi có dấu hiệu béo phì hoặc thừa cân.
- Đối với những người có các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, yếu tố gia đình thì nên đi khám khi có dấu hiệu chân sưng, đau để được điều trị sớm và hiệu quả.
- Người đã bị bệnh thì nên thường xuyên đi bộ mỗi ngày, việc vận động nhẹ này có thể giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh phải đi bộ đúng cách: không đi quá xa, phải đi bộ với vận tốc nhanh, tránh đi liên tục mà nên vừa đi vừa nghỉ, khi ngồi phải gác chân lên cao. Ngoài ra, bơi lội cũng rất có ích trong quá trình điều trị bệnh này.
- 16/04/15 14:47 Đau rát “đường thoát nước”
- 16/04/15 10:43 Mỡ trong máu cao có thể gây chết người
- 16/04/15 09:36 5 lợi ích bất ngờ của việc "tự sướng"
- 10/04/15 15:28 8 cách xoá rạn da cực rẻ tiền cho mẹ bầu