Ba tháng ở Sài Gòn: Chỉ có 1 triệu đồng, gia đình ngăn cấm, trầm cảm, đi làm công nhân để kiếm tiền học nghề làm đẹp
Cao Thị Phương Nhung sinh năm 1995 tại một gia đình làm nông tại Thừa Thiên Huế. Cuộc sống cả nhà khá eo hẹp, Nhung lại là chị cả của 3 em nhỏ nên gánh nặng gia đình càng thêm áp lực trên đôi vai cô gái trẻ. Tốt nghiệp THPT, Nhung không đi học tiếp mà quyết định làm công nhân may tại một xí nghiệp gần nhà, kiếm thêm thu nhập giúp bố mẹ nuôi các em ăn học.
Nhưng cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng với cô gái trẻ chưa đến 20 tuổi. Ở cái tuổi bạn bè ngày ngày lên giảng đường, nuôi ước mơ phía trước thì Nhung bị bó buộc quang bốn bức tường của công xưởng, lịch tăng ca ày đặc với những công việc lặp lại nhàm chán. Sự nghèo khó không cho phép Nhung hưởng thụ cuộc sống vui vẻ một mình, nhưng trong sâu thẳm cô cũng muốn được như mọi người, muốn có một công việc thú vị, đúng với sở trường, muốn có những giờ phút thảnh thơi tận hưởng cuộc sống. Chính điều này khiến Phương Nhung quyết định phải thay đổi.
Cuộc sống khó khăn không ngăn cản được Nhung thực hiện ước mơ của mình. |
Nhớ lại thời đi học, dù chưa tiếp xúc nhiều với phấn son, mỹ phẩm nhưng lại rất thích thú khi nhìn người khác làm đẹp, Phương Nhung nghĩ mình sẽ theo con đường này. Cô bí mật lên mạng tìm hiểu, dù chưa có được địa chỉ chắc chắn nhưng Nhung biết ở Sài Gòn có rất nhiều nơi đào tạo nghề này. Chẳng ngờ khi chỉ vừa ngỏ lời với bố mẹ, Nhung đã bị dội gáo nước lạnh đầu tiên.
Với một gia đình nhiều đời làm nghề nông, lại ở đất cố đô nền nếp, việc đi theo con đường làm đẹp vốn bị coi là “không đứng đắn”. Bố mẹ nhất định không cho Nhung nghỉ việc, thuyết phục con rằng dù công việc vất vả và lương thấp nhưng rất ổn định. Một vài năm nữa Nhung lấy chồng sinh con là cuộc sống sẽ ổn thoả. Nhưng với Nhung, phụ nữ không phải là phái yếu, phụ nữ cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, có quyền làm chủ cuộc đời mình.
Khuyên răn mãi không được, bố mẹ “ra chỉ thị” Nhung muốn đi đâu thì đi, nhưng gia đình sẽ không cho cô một đồng nào. Lương công nhân phải phụ giúp bố mẹ nên Nhung cũng không có nhiều vốn liếng riêng. Moi móc mãi cô mới có hơn 1 triệu đồng còn sót lại. Nuốt nước mắt, Nhung trốn gia đình vào Sài Gòn để tìm nơi học nghề.
Số tiền ít ỏi của cô gái trẻ chỉ đủ để đi một chuyến xe dài lên thành phố và chi tiêu ăn uống trong mấy ngày đầu. Đến khi hết tiền, Nhung đành xuống Đồng Nai ở cùng một người bạn gái làm công nhân may. Sau khi suy nghĩ, Nhung quyết định sẽ đi làm công nhân để lo chuyện ăn uống chi tiêu và tích cóp tiền đóng học sau này. Mỗi lần gọi điện về nhà, gia đình lại khuyên răn, thậm chí nặng lời những mong Nhung trở về. Cô độc giữa thành phố xa lạ, cảm giác không ai hiểu được mình, Nhung bị trầm cảm suốt thời gian đó. Những tháng tiếp theo, cô không dám dùng điện thoại vì sợ gia đình lại gọi điện ngăn cản, bắt về quê. Vùi mình vào công việc để quên đi nỗi buồn cá nhân, Nhung liên tục nhận làm tăng ca, sáng đi làm từ 7h đến 11h đêm mới về phòng trọ, thứ 7 chủ nhật cũng chẳng một phút ngơi tay. Cô muốn chứng minh cho cả gia đình thấy hướng đi của mình đúng, và nghề làm đẹp không phải nghề “không đứng đắn” như gia đình vẫn lầm tưởng bấy lâu nay.
Nhung muốn chứng minh cho cả gia đình thấy hướng đi của mình đúng, và nghề làm đẹp không phải nghề “không đứng đắn” như gia đình vẫn lầm tưởng bấy lâu nay. |
Ngoài giờ làm, niềm vui duy nhất của Nhung là lên mạng xem các thông tin về những khoá học thẩm mỹ, làm đẹp ở thành phố. Vừa ở quê lên, tiền chẳng có nhiều, Nhung mang tâm lý “sợ bị lừa”, học ở những trung tâm không chất lượng, vừa mất tiền lại không thu nạp thêm kiến thức gì. Lần mò mãi, cô tìm được FPT Poly K-Beauty. Nghe đến cái tên thương hiệu FPT, cô gái trẻ vừa chân ướt chân ráo lên thành phố tự trấn an: “Tập đoàn lớn vậy chắc họ không lừa mình đâu”. Ngay tuần sau đó, Nhung xin nghỉ một ngày chủ nhật lên thành phố thăm quan cơ sở, được các anh chị tư vấn cô lại càng an tâm.
Xác định được điểm đến, Nhung càng cố gắng chăm chỉ làm việc hơn nữa để kiếm đủ tiền học. Với mức lương công nhân, dành dụm sau 3 tháng Nhung đã có 18 triệu, số tiền vừa đủ để nộp học phí kỳ 1. Giờ nên đi học ngay hay làm thêm 3 tháng nữa để kiếm đủ tiền cho học kỳ 2? Nếu giờ bỏ làm đi học thì tiền đâu mà ăn, mà sống? Lên thành phố rồi biết ở đâu, làm gì để học tiếp? Ngần ấy câu hỏi ngày nào cũng quay cuồng trong đầu cô gái trẻ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Gặt hái quả ngọt từ sự nỗ lực, chăm chỉ
Sau khi suy nghĩ, Nhung quyết định nhập học ngành Chăm sóc Da. Nếu không đủ tiền học tiếp kỳ 2, cô sẽ xin tạm bảo lưu rồi đi làm công nhân trong vài tháng. Cô thuê một căn nhà trọ chi phí thấp, bù lại hàng ngày phải đi gần 10 km để đến nơi học.
Với sự cố gắng, nỗ lực hết mình, Phương Nhung được nhà trường bố trí làm tại beauty salon trong thời gian học, khoản thu dù không quá lớn nhưng cũng phần nào giúp cô bạn trang trải chi phí sinh hoạt những ngày không có thu nhập. Chăm chỉ và hoà đồng, Nhung được các giảng viên quý mến. Với cô kiếm tiền cũng quan trọng nhưng học tập, tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới là ưu tiên hàng đầu trong thời gian này.
Học xong kỳ 1 Nhung mới dám về thăm nhà. Mang những kiến thức học được ở trường, cô “thể hiện tay nghề” với mẹ, dì và các chị em gái. Chỉ bằng vài “chiêu thức” massage, căng da mặt, Nhung đã làm mọi người xuýt xoa. Đến lúc này, gia đình mới thấy sự quyết tâm, nỗ lực vượt bậc của cô gái tưởng chừng yếu đuối này. Vì vậy, mẹ Nhung quyết định sẽ vay giúp cô 18 triệu để học tiếp kỳ 2.
Có tiền học, lại được gia đình hiểu và thông cảm, Nhung càng có thêm động lực thực hiện ước mơ. Trở lại thành phố, cô tự tin nhận việc làm thêm tại một spa để có thêm cơ hội trải nghiệm, rèn luyện tay nghề. Sáng làm từ 5h30 đến 7h30, sau đó đến trường. Chiều học rồi lại về spa làm từ 16h đến 22h, ngày nào lịch trình của Nhung cũng là một vòng tròn từ nhà, đến trường, về spa, khoảng cách di chuyển mỗi nơi cách nhau đến gần 10km. Nhưng có lẽ vất vả này chẳng thấm tháp gì so với đam mê quá cháy bỏng của cô gái Huế.
Với sự chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực không ngừng, chắc chắn Nhung sẽ đạt được thành công trên con đường thẩm mỹ – làm đẹp mà mình đang lựa chọn. |
Cuối tháng 6/2018, hoàn thành việc học, Nhung tìm được việc làm. Hàng tháng, lương chính cộng tiền thưởng, tiền dịch vụ khách trả thêm cô cũng được gần 10 triệu. Số tiền này đủ để Nhung chi tiêu ăn ở, gửi về giúp đỡ gia đình, góp tiền trả nợ và làm vốn thực hiện những ước mơ phía trước.
“Hiện tại cuộc sống của em đã ổn định hơn trước nhiều, so với thời còn đi làm công nhân nhà máy may thì đúng là một giấc mơ mà em chưa từng tưởng tượng được. Em được làm công việc em yêu thích, được phát triển bản thân, được mọi người yêu mến, công nhận, được gia đình tin tưởng, với em đó là cả một sự hạnh phúc lớn lao. Tuy nhiên em không để bản thân tự thoả mãn, em vẫn tự trau dồi, học hỏi để có hướng phát triển sau này. Sắp tới em sẽ đi làm thêm, học hỏi thêm, sau đó có thể sẽ tự mở spa riêng, hoặc làm thêm công việc để có thu nhập tốt hơn. Em muốn kinh tế vững chắc hơn nữa để ổn định cuộc sống bản thân và giúp đỡ gia đình, cha mẹ già và cả các em còn đang đi học. Em tin em sẽ làm được”, Phương Nhung vui vẻ cho biết. Và nhìn nụ cười tươi rói của cô gái trẻ người Huế, chúng tôi cũng tin như vậy. Với sự chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực không ngừng, chắc chắn em sẽ đạt được thành công trên con đường mà em đang lựa chọn".
Bạn đọc có những câu chuyện, hình ảnh ý nghĩa phù hợp với chuyên mục Sống Trẻ, Guu của thegioitre.vn muốn chia sẻ tới cộng đồng, có thể gửi về hòm thư: dongvu@infonet.vn hoặc điện thoại 097.4569.097 (Đông Vũ).