Điều đầu tiên cần làm là kiểm tra sự đáp ứng của nạn nhân bằng cách lắc nhẹ vai và hỏi "bạn sao rồi?". Lập tức gọi điện cấp cứu theo số 115. Quay lại với nạn nhân và thường xuyên đánh giá phản ứng. |
Nếu nạn nhân không đáp ứng, tức nằm yên bất động, nên gọi người giúp đỡ. Nếu có hai người giúp đỡ thì một người tiếp tục gọi điện nhờ cấp cứu, người còn lại tiến hành hồi sức tại chỗ. |
Mở thông đường thở và kiểm tra nạn nhân thở. Đặt bệnh nhân tư thế nằm ngửa. Nâng cằm và ngửa đầu nhẹ. Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng cằm. |
Kiểm tra xem nạn nhân có thở không. Việc làm này không quá 10 giây. Giữ đường thở mở bằng cách tiếp tục nâng cằm ngửa đầu. Quan sát cử động của lồng ngực, lắng nghe tiếng thở và cảm nhận hơi thở. |
Nếu bệnh nhân thở lại bình thường thì đặt bệnh nhân ở tư thế phục hồi, gọi xe cứu thương và thường xuyên kiểm tra nhịp thở. |
Tư thế này áp dụng cho bệnh nhân không đáp ứng với lay gọi nhưng thở bình thường. Tư thế này giúp duy trì đường thở thông thoáng và giảm nguy cơ tắc nghẽn đường thở. |
Nếu người cấp cứu không có chuyên môn hoặc không tự tin lắm khi phát hiện nhịp thở thì cần hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. |
Nếu không muốn thổi ngạt, người sơ cứu có thể tiến hành xoa bóp tim. Việc xoa tim ấn tim được thực hiện theo hướng dẫn trong ảnh. Việc ép tim tiến hành 100 lần/ phút. Nên có hai người thì luân phiên nhau mỗi 2 phút để tránh mỏi mệt. |
Với trẻ nhỏ, việc ép tim có thể thực hiện bằng cách ấn hai ngón tay hoặc cũng có thể dùng phương pháp bóp bóng để trợ thở. Việc ép tim giúp nạn nhân được cung cấp máu tốt cho não và tim. Theo các bác sĩ Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP HCM), tỷ lệ bệnh nhân ngưng tim ngưng thở được cứu sống tùy thuộc rất nhiều vào việc sơ cứu ban đầu. |
Thiên Chương
Có thể bạn quan tâm: