Phạm Hy Hiếu là cái tên nổi bật từ năm 2011 vì được 5 trường đại học nổi tiếng ở Mỹ chấp nhận cấp học bổng toàn phần. Cuối cùng anh quyết định chọn ĐH Stanford để lên đường. Trước đó, Hy Hiếu chối từ học bổng của một trường đại học Singapore
Anh cũng là nhân vật quen mặt khi sở hữu nhiều thành tích ở các kỳ thi toán quốc tế, trong đó có chiếc huy chương bạc Olympic toán học lần thứ 50 năm 2009.
Trình độ ngoại ngữ của Hy Hiếu cũng thuộc dạng "không đùa được đâu", anh có thể sử dụng tốt tiếng Anh, Pháp, Đức và Trung Quốc.
Phạm Hy Hiếu thông thạo đến 4 ngoại ngữ.
Sinh năm 1992, bảng thành tích của Hy Hiếu dài đến nỗi những giải thưởng cấp thành phố trở xuống không nhớ xuể. Gần 1 năm sau ngày sang Mỹ học Đại học ngành Khoa học máy tính, Hy Hiếu đã dự tuyển thành công vào nhóm nghiên cứu do trường Stanford tổ chức với nhiệm vụ chứng minh một định lý toán.
Suốt những tháng năm còn lại ở giảng đường, anh nhận được rất nhiều các giải thưởng mà bất cứ sinh viên nào cũng ao ước.
Bảng thành tích của anh vô cùng đáng nể.
Tài giỏi, năng động, Phạm Hy Hiếu lọt vào mắt xanh các tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ ngay khi còn đi học. Từ chỗ tự gửi hồ sơ thực tập cho Google cho đến lúc tập đoàn này phải 3 lần viết thư mời cho Hiếu.
Năm thứ nhất, Hiếu gửi hồ sơ và bị từ chối phỏng vấn vì "thiếu kinh nghiệm". Năm thứ 2, anh xuất sắc đánh bại các ứng viên nhưng bị loại bởi "không hợp với các đề án thực tập".
Khi đang học năm thứ 3, Hy Hiếu gửi hồ sơ thực tập và được Google chấp nhận viết thư mời ngay sau đó. Tuy nhiên, nhận thấy sự vô lý từ quy trình tuyển dụng, anh quyết định từ chối. Sau khi anh tốt nghiệp, Google lại ngỏ lời mời làm chính thức nhưng vẫn không nhận được cái gật đầu từ thanh niên sinh năm 1992.
Mỗi lần không nhận lời, Hy Hiếu đều gửi tâm thư chỉ ra những điểm thấy vô lý trong chính sách tuyển dụng của công ty.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});"Tôi muốn thông qua sự từ chối của mình, gửi cho các nhà tuyển dụng của Google thông điệp rằng tôi nghĩ họ đang thiếu tôn trọng đối với các ứng viên", Hiếu chia sẻ.
Hai lần gửi hồ sơ xin việc và 2 lần từ chối sau đó.
Tháng 3/2016, một lần nữa Google ngỏ lời mời Hiếu vào làm ở Google Brain – nhóm nghiên cứu chuyên phát triển các thuật toán Trí tuệ nhân tạo trên dữ liệu lớn.
Khi được thông báo tuyển dụng, điều đầu tiên chàng trai Việt hỏi Google là "Hiện giờ Google tuyển thực tập sinh như thế nào?" Sau khi biết Google đã thay đổi chính sách, bỏ những điều mà trước đây anh từng lên tiếng là vô lý nên đã nhận lời.
Ngoài Google những "ông lớn" như Apple, Facebook hay Microsoft cũng gửi lời mời cho Hy Hiếu với mức lương cả trăm nghìn USD mỗi năm.
Microsoft gửi đến anh lời mời vào nhóm phát triển Cortana - phần mềm trợ lý ảo. Facebook của Mark Zuckerberg mời cậu sinh viên người Việt đến làm việc để phân tích các bài đăng của người dùng bằng nhiều ngôn ngữ.
Apple mời Hiếu vào làm tại trụ sở Táo khuyết để phát triển Siri. Thậm chí, họ còn cho phép Hiếu được mua các sản phẩm của công ty với giá ưu đãi 25% trọn đời cùng mức lương 6 chữ số nhưng anh đều từ chối.
Phạm Hy Hiếu theo học chương trình Tiến sĩ của Đại học Carnegie Mellon (CMU) - một trong bốn "ông lớn" về khoa học máy tính của Mỹ. Anh được trao học bổng toàn phần suốt 5 năm nghiên cứu sinh tại đây.
Nói về lý tưởng của mình, Hy Hiếu từng chia sẻ: "Điều tôi thật sự mong muốn là mang trí tuệ nhân tạo đến với tất cả mọi người để giúp làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp, văn minh hơn. Để làm được điều đó, tôi cần phải học thêm nhiều điều".