Phát hiện trẻ bị sốt cao co giật bằng cách nào?
Đối tượng trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi nếu có dấu hiệu sốt cao, thân nhiệt lên tới hơn 39 độ C và xuất hiện cơn co giật thì bạn nên nghĩ ngay đến tình huống trẻ bị sốt cao co giật. Khi co giật trẻ có thể có thêm các biểu hiện như: nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã.
Cơn giật có tính chất lan toả toàn thân, kéo dài không quá 5 phút. Sau cơn co giật, trẻ có thể lờ đờ chậm chạp, hoặc ngủ.
Bình tĩnh là cứu trẻ khi sốt cao co giật
Liên quan tới vấn đề này, PGS. TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ trong chương trình 'Vui khoẻ 24/7' cho biết: "Cách xử lý chính xác nhất đó chính là cha mẹ, hoặc người chăm sóc phải thật bình tĩnh, như vậy mới có thể đoán trước được tình huống để chăm sóc trẻ".
PGS. TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Theo đó, PGS đã chỉ ra những bước tiến hành khi trẻ lơn cơn co giật, sốt cao như sau:
- Bình tĩnh đặt đứa trẻ lên nền phẳng cứng như giường, bàn và để đầu trẻ nằm nghiêng sang một bên. Bởi trong khi giật trẻ hoàn toàn không biết gì, đờm dãi rất dễ chảy ra ngoài dẫn đến bị sặc.
- Cởi bớt quần áo cho trẻ thoáng mát, đừng nên ôm hay giữ chặt trẻ vì điều này không hề có tác dụng gì thậm chí gây chấn thương cho trẻ.
- Nếu có thể hãy nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt vào hậu mônmôn, lúc này không nên cho uống hay ăn bất cứ thứ gì, đồng thời tiếp tục quan sát để có những hỗ trợ khác.
- Nói chung sốt có giật vẫn là hiện tượng lành tính, khi qua cơn co giật, ổn định lại trẻ cất tiếng khóc thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được tư vấn.
Ngoài ra, PGS Vũ Huy cũn đưa ra lời khuyên rằng: "Các bà mẹ trước hoặc trong khi mang thai cần đọc kĩ tài liệu hoặc tham gia các lớp học chăm sóc trẻ để có kiến thức về các vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc, thậm chí phát hiện bệnh cho trẻ, từ đó có giải pháp đúng và kịp thời khi trẻ có vấn đề".
Một số điều tuyệt đối cần tránh khi trẻ đang sốt cao, co giật
Cha mẹ không nên hoảng loạn tìm cách ghì chặt trẻ, bởi điều này có thể gây tổn thương nhiều bộ phận trên cơ thể thậm chí làm gãy xương. Lúc này không được cho trẻ ăn bất cứ thứ gì vì dễ gây sặc. Bên cạnh đó, nên bỏ suy nghĩ sợ con cắn vào lưỡi nên dùng vật cứng để gang miệng bé lại, cha mẹ nên nhớ khi co giật trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi, ngược lại việc dùng vật cứng đưa vào miệng bé có thể gây chấn thương vùng khoang miệng: rách niêm mạc, nứt lợi, gãy răng...Ngoài ra đừng thấy bé rét run mà mặc thêm nhiều quần áo, thay vào đó cần tìm cách hạ nhiệt thật nhanh bằng cách làm thoáng mát thân thể và môi trường xung quanh.
Có thể bạn quan tâm: