Nguyễn Hà Linh - Ảnh Internet
Nguyễn Hà Linh chẳng phải một cô nàng tiểu thư sống trong nhung lụa hay được cưng từ trong trứng. Cô gái đã khởi nghiệp bằng máu liều và sự đam mê của tuổi trẻ này từng là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh của Đại học Hà Nội. Ngay từ năm nhất, một trong những yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên khoa này là điểm IELTS phải đạt ít nhất 6.0. Đó thực sự là một thách thức với một cô gái học chuyên toán (trường Hà Nội – Amsterdam) như Hà Linh. Chuyện học thêm tiếng Anh là điều cực kỳ cần thiết.
Tuy nhiên, có kinh nghiệm làm thêm tại một trung tâm tiếng Anh uy tín ở Hà Nội, Linh hiểu, chi phí cho việc học thêm ở trung tâm là quá cao, không phù hợp với số đông sinh viên, học sinh, chưa kể là đến trung tâm, lớp học quá đông có thể khiến giờ học không chất lượng như mong muốn, vì giáo viên phải cùng lúc chăm sóc quá nhiều học viên. Từ nhu cầu tự thân của mình và các bạn, cô sinh viên năm nhất đã nghĩ ra sáng kiến mở một lớp học tiếng Anh quy mô nhỏ, do một thầy giáo ở trung tâm uy tín kia (đồng thời là bạn trai của cô khi đó) đảm nhiệm.
Nguyễn Hà Linh - Ảnh Internet
Linh đã chính thức dấn thân vào con đường kinh doanh, khởi nghiệp với 250.000 đồng dành cho việc thuê lớp học, còn lại, cô nàng tự đăng tin quảng cáo để "rủ rê" học viên. Với số lượng "khủng" học viên đăng ký, chỉ trong mùa đầu tiên, lớp học nhỏ đã thu về ngót nghét 200 triệu. Ngoài việc được học "ké" lớp, tiền thu được từ việc mở lớp học (không nhiều, do % chia cho giáo viên lớn), cô để dành để hoàn thiện cơ sở vật chất và mở rộng quy mô trung tâm. Sau hai năm "lăn lộn" với việc học, điều hành các lớp tiếng Anh và các dự án làm thêm khác, cô gái với thân hình nhỏ nhắn đã không đủ sức cân bằng tất cả và quyết định tạm gác lại việc học.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Năm 2007 Trung tâm tiếng Anh IBEST đã ra đời, đánh dấu sự một bước ngoặt của cuộc đời Nguyễn Hà Linh: từ một cô sinh viên trở thành một nữ doanh nhân . Cô trở thành CEO, hiệu trưởng, người điều hành trung tâm tiếng Anh này trong một thời gian dài, mà theo cô nói, tất cả những gì cô làm là "theo bản năng", là "khát khao biến ý tưởng của mình thành hiện thực" mà không quan tâm nhiều đến tiền.
Nguyễn Hà Linh - Ảnh Internet
Sau khi thành công với Trung tâm tiếng Anh IBEST, Linh lấn sân sang kinh doanh lĩnh vực ẩm thực. Linh và cộng sự đã tạo ra cơn sốt cho người trẻ Hà thành với món kem dừa gắn liền với thương hiệu Koh Samui. Koh Samui ra đời từ tình yêu ẩm thực Thái qua những chuyến du lịch tới nước này của Linh.
Sau một thời gian đạt được thành công vơi Koh Samui, do gặp một số vấn đề khó khăn nên cô đã mở ra thương hiệu mới mang tên Thai Koh Yam, vẫn gắn với kinh doanh ẩm thực Thái, nhưng theo mô hình nhà hàng. Và Thái Koh Yam vẫn dành được sự yêu mến của thực khách.
Với những dự án đầy cảm hứng ấy, mỗi năm, Nguyễn Hà Linh thu về khoảng 1,5 – 2,5 tỷ đồng. Đối với nữ doanh nhân trẻ này, không có sự thất bại, mà chỉ có vấp ngã: ""Tôi chưa bao giờ nhìn nhận sự thất bại, mà chỉ đơn giản là vấp ngã. Nếu còn vấp ngã nghĩa là tôi chưa học đủ kỹ năng cần có"