Từ nhà ra phố: Đâu cũng có độc
Ngay từ khi mới sinh ra, con người ta đã mang trong mình 287 chất độc trong dây rốn. Tiếp theo đó, chúng ta lại phải tiếp xúc với hơn 3,6 triệu hóa chất độc hại mỗi năm. Từ trong nhà ra ngoài phố, từ bếp ăn gia đình đến nhà hàng đều có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Thức ăn cũ dư thừa để qua đêm bảo quản không đúng cách, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Thực phẩm mua ngoài chợ ôi thiu được người bán “tái chế" lừa người mua càng gây độc. Thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng chắc chắn sẽ gây họa. Quy trình chế biến không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm khô bị nấm mốc, nguồn nước bị ô nhiễm... đều khiến sức khỏe bị đe dọa.
Vòng tròn nguy hại từ...thực phẩm quanh ta |
Mối đe dọa thì có ở khắp nơi, cơ thể nhiễm độc là điều dễ xảy ra. Thế nên, nhận biết các dấu hiệu bất thường là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, làm thế nào để biết cơ thể mình đang bị nhiễm độc? Thực tế, khi cơ thể thừa độc tố, các cơ quan bắt đầu bị ảnh hưởng và xuất hiện các triệu chứng giúp bạn nhận biết, trong đó sẽ có 4 triệu chứng thường thấy dưới đây:
Táo bón: “Đi nặng” là cách thải độc tố tự nhiên của cơ thể. Nếu việc đi vệ sinh gặp khó khăn và không đều đặn mỗi ngày thì có thể độc tố đã bị tái hấp thụ vào đường máu vì không được thải ra ngoài.
Hơi thở nặng mùi: Khi bạn đã dùng mọi cách như đánh răng thường xuyên, nhai kẹo cao su, dùng nước súc miệng... nhưng vấn đề vẫn không được giải quyết thì đó là dấu hiệu ruột và gan đang chứa quá nhiều độc tố và không thể loại bỏ chúng kịp thời.
Nhạy cảm với mùi: Nếu bạn không mang thai mà vẫn nhạy cảm với các mùi hương như mùi nước hoa hay mùi khói thuốc thì chắc chắn cơ thể đang mang lượng độc tố lớn không thể thải ra.
Tăng cân: Ăn các thực phẩm không lành mạnh không những dẫn đến tình trạng thừa calories mà còn tạo độc tố trong người. Một số độc tố như thuốc trừ sâu và dioxin tích tụ trong các tế bào mỡ và khiến bạn khó giảm lượng mỡ béo trong người dẫn đến tăng cân .
Chỉ một chiếc thìa, biết ngay cơ thể nhiễm độc
Ngoài cách nhận biết độc tố tích tụ trong cơ thể bằng 4 dấu hiệu trên, bạn cũng có thể phát hiện ra bất thường của hệ tiêu hóa thông qua nước bọt. Bởi được tiết ra trực tiếp từ nội tạng nên nước bọt phản ánh rõ ràng tình trạng sức khỏe của từng cơ quan tiêu hóa .
Theo các chuyên gia, các chất trong nước bọt khi phản ứng với kim loại sẽ tạo ra sự thay đổi màu sắc. Chính vì thế, những thầy thuốc Trung Quốc đã đặt một chiếc thìa vào lưỡi bệnh nhân và quan sát sự thay đổi của màu sắc nước bọt, từ đó đưa ra chẩn đoán. Phương pháp y học cổ truyền này khá chính xác và đã được các chuyên gia đại học Missouri (Columbia) áp dụng để tạo nên các phần mềm chẩn đoán bệnh.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách này tại nhà để hiểu rõ hơn về sức khoẻ của mình |
Cách tự kiểm tra hệ tiêu hóa tại nhà bằng thìa:
Chuẩn bị: Một chiếc thìa nhôm hoặc inox sạch, kích cỡ vừa phải, có độ bầu để áp vừa vặn vào lưỡi của bạn:
Ví dụ về một chiếc thìa phù hợp với phương pháp kiểm tra hệ tiêu hoá tại nhà |
Sau khi ăn tối và súc miệng sạch, hãy thực hiện các thao tác sau:
Lưu ý: Để quan sát đúng nhất, bạn hãy đặt thìa ngay dưới bóng đèn, nơi có nguồn sáng mạnh và rõ ràng.
Nếu nước bọt trên thìa không đổi màu và không có mùi lạ, nội tạng của bạn đang khá ổn. Nhưng nếu chúng đổi sang các sắc màu dưới đây, hãy cân nhắc việc thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như gặp bác sĩ:
- Nếu nước bọt và thìa chuyển tím hoặc cam: bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Hãy giảm các món giàu mỡ, đạm và tăng cường rau xanh để giảm nồng độ cholesterold trong cơ thể. Nó sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
- Với người có màu thìa chuyển cam hoặc vàng cam: bạn rõ ràng cần uống nước nhiều hơn, giúp thận hoạt động trơn tru hơn.
- Nếu thìa tím và cam: có liên quan đến một số chứng nhiễm độc kim loại. Do đó hãy sắp xếp ngay một buổi khám bệnh có siêu âm, thử máu và nội soi nếu cần để sớm phát hiện bệnh ở hệ tiêu hóa bạn nhé!
- Người có thìa trắng và vàng nhạt, vàng be thường mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn. Lúc này, việc đi khám tổng quát cũng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Những thói quen dưới đây sẽ giúp bạn tự giải độc tại nhà:
- Uống nhiều nước lọc và uống thêm trà xanh – một chất giải độc tự nhiên - để đẩy độc tố ra ngoài.
- Tránh xa thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh, bổ sung chất xơ từ trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt vào bữa ăn hàng
- Dùng tỏi để chế biến món ăn giúp giải độc
- Không hút thuốc lá và uống rượu
- Xây dựng lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc.