40/120 Mẫu rau tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
Dạo một vòng quanh các khu chợ ở Hà Nội, tại những quầy bán rau, các bà nội chợ sẽ không khó để tìm ra được một loại rau yêu thích cho bữa ăn của gia đình mình. Có những loại rau được người bán nêu rõ xuất xứ nhưng cũng có người chỉ lắc đầu và cười trừ khi được hỏi: rau này được trồng ở đâu?
Những quầy rau xanh được bán tại chợ, hút mắt người mua |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, rau bán tại Hà Nội được lấy chủ yếu từ những vựa rau ngoại thành như Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức… Rau ở đây được chở đến các chợ đầu mối từ nửa đêm, đến sáng hôm sau sẽ xuất hiện tại các chợ nhỏ lẻ, từ đó hiện diện trên mâm của các gia đình.
Mặc dù hầu hết người buôn rau nào cũng khẳng định: sản phẩm của mình là sạch, là không thuốc trừ sâu, thế nhưng, khảo sát gần đây của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy: 40/120 mẫu rau được lấy ngẫu nhiên tại một số khu chợ của Hà Nội có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, trong đó, có mẫu tồn dư hoá chất vượt quá giới hạn cho phép. Trên thực tế, nếu có cuộc khảo sát sâu, rộng và toàn diện hơn thì chắc chắn, con số này không chỉ dừng lại ở đây.
Dầu nhớt tưới rau, nước thải rửa rau
Bên cạnh công nghệ lừa người tiêu dùng tinh vi như trên, nếu có cơ hội được đến tận các vựa rau lớn ở ngoại thành Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh những vỏ chai thuốc trừ sâu vứt vương vãi quanh ruộng, ao, hồ, kênh, mương… Đây là sản phẩm còn sót lại sau khi người trồng rau sử dụng để phun, tưới nhằm rút ngắn thời gian thu hoạch cũng như để làm rau tươi xanh, đẹp mã hơn. Cụ thể, thông thường, để thu hoạch sau đúng chuẩn phải mất từột số loại rau phải mất từ 25-35 ngày thì khi sử dụng những hoá chất phun tăng trưởng, thời gian thu hoạch có thể được rút ngắn xuống còn 1 nửa.
Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới/làm sạch rau trước khi đưa ra thị trường gia tăng cũng là một báo động đỏ. Thông thường, rau được trồng tập trung ở khu vực cách xa khu dân cư, xa nguồn nước sạch, do đó, để tiện trong việc tưới/ rửa rau, người nông dân sẽ sử dụng nguồn nước sẵn có ở những ao, hồ, kênh, mương gần đó. Tuy nhiên, nguồn nước ở những nơi này lại là nơi chứa nhiều rác thải, xác động vật, vỏ thuốc trừ sâu và thậm chí cả nước thải sinh hoạt. Và như vậy, trong mỗi bó rau tươi, có bao nhiêu chất độc cũng vi trùng, vi khuẩn?
Người dân phun thuốc bảo vệ thực vật cho rau |
Kinh khủng hơn, hồi đầu năm nay, một số báo đài đã đưa tin về việc người dân sống tại huyện Củ Chi (TPHCM) sử dụng dầu nhớt để tưới rau muống với mục đích là diệt sâu rầy. Loại dầu nhớt này được người dân mua tại các tiệm sửa xe với giá khoảng 12.000 đồng/lít. Điều này càng khiến dư luận hoang mang hơn nữa về chất lượng rau trên thị trường.
4077 Người ngộ độc, 21 người tử vong
Đây là số liệu thống kê của Cục An toàn Thực phẩm, chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2015. Như vậy, tính trung bình, tại Việt Nam, cứ 1 ngày sẽ có 13 người ngộ độc thực phẩm và 1 tháng sẽ có hơn 2 người chết vì lý do này.
Theo các chuyên gia, ngộ độc thực phẩm có rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Riêng với rau xanh, yếu tố gây ngộ độc chủ yếu bởi bởi 4 yếu tố. Thứ nhất, do hàm lượng các kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen, đồng, kẽm, thiếc …) – được trồng gần các nhà máy, được tưới thải công nghiệp. Thứ hai là hàm lượng Nitrate – do được phun quá nhiều đạm hoặc phun quá gần ngày thu hoạch. Thứ ba, do các loại khí sinh trùng – xuất phát từ nguồn nước tưới nhiễm khuẩn. Cuối cùng là dư thừa hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Thực tế cho thấy, quy trình trồng, tưới và thu hoạch rau ở nước ta thường không tuân theo bất cứ tiêu chuẩn nào nên nhiễm độc, hay ngộ độc rau xanh xảy ra ở mức độ thường xuyên là điều dễ hiểu. Bên cạnh những biểu hiện tức thời như: tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, nôn… việc ăn phải rau xanh bị nhiễm các yếu tố độc hại trên còn khiến cơ thể tích tụ các chất độc nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể, nếu nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Tương tự, những kim loại nặng khác khi đi vào cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, huyết áp, tóc, răng, da… Hàm lượng Nitrate có trong rau cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư, rõ ràng nhất là ung thư dạ dày, thực quản, ruột kết. Ở mức ngộ độc cấp tính, Nitrate còn gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bởi nguy cơ mang bệnh vì rau bẩn vẫn đang hiển hiện trước mắt hàng ngày và cũng bởi cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được cách tháo gỡ cho vấn đề này thì người dân đã tìm ra những giải pháp gì để ứng phó? Máy khử độc hay máy kiểm tra độc tố liệu có phải là một giải pháp trong trường hợp này?