Trong khuôn viên cây cối um tùm, ngôi miếu thờ lặng lẽ yên tĩnh trái ngược với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi năm 2003: Y tá Nguyễn Thị Lượng 15/3; bác sĩ Jean - Paul Dirosier 19/3; y tá Phạm Thị Uyên 24/3; bác sĩ Nguyễn Thế Phương 24/3; bác sĩ Nguyễn Hữu Bội 12/4 và bác sĩ Jacque 7/2003 (chết sau khi về Pháp).
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS. Ảnh: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cung cấp. |
|
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: N.P. |
Chị Phạm Thị Ngọc Dung, y tá trưởng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn lưu giữ những bức ảnh ghi lại gần 2 tháng chống dịch SARS. Ảnh: N.P. |
Những mốc dịch SARS lây lan ở Việt Nam: - 23/2/2003: Bệnh nhân Chung Cheng từ Hong Kong nhập cảnh Việt Nam, mang theo các triệu chứng bệnh cúm lạ. - 26/2/2003: Chung Cheng nhập viện Việt Pháp, là người đầu tiên tại Việt Nam được xác định mắc bệnh SARS. - 5/3/2003: Bệnh viện Việt Pháp được cách ly. - 13/3/2003: Viện Y học lâm sàng tiếp nhận bệnh nhân SARS đầu tiên. - 15/3/2003: Người Việt Nam đầu tiên chết vì SARS, là y tá Bệnh viện Việt Pháp. Sau đó là 4 y bác sĩ khác của bệnh viện này lần lượt tử vong. - Từ ngày 8/4/2003 trở đi: Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới nào. - 28/4/2003: Việt Nam được WHO công nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS. |
Nhóm phóng viên