Một ngày, vị thiền sư hỏi đệ tử của mình:
- Con có biết mưa rào và mưa bụi , loại mưa nào sẽ dễ dàng làm ướt quần áo của chúng ta không?
- Đương nhiên là mưa rào rồi ạ! - Người đệ tử nhanh nhảu đáp.
- Thật ra trong cuộc sống, dễ dàng làm ướt quần áo người ta lại là mưa bụi chứ lại không phải mưa rào đâu. - Vị thiền sư ôn tồn giải thích.
Mưa to khiến người ta đề phòng...
- Mưa rào nặng hạt, còn mưa bụi phất phất nhẹ bay, sao có thể dễ dàng làm ướt quần áo được ạ?” - Người đệ tỏ vẻ khó hiểu.
- Bởi vì nếu trời sắp đổ mưa to, mọi người sẽ nhận ra và nhanh chóng cảnh giác hơn. Người mang theo dù sẽ liền mở dù lên che mưa, người không mang theo dù sẽ liền trú dưới những mái hiên. Nhưng nếu chỉ là mưa bụi, mọi người sẽ khó có cảm giác thấy ướt ngay, hoặc là có cảm thấy thì cũng không can chi, cho rằng chỉ lất phất vài hạt mưa nhỏ không đủ làm ướt quần áo. Thế là họ cứ tự để mình đi trong mưa như thế, bất tri bất giác, như thể không hề hay biết, không hề cảm nhận thấy kẽ hở, cứ để hạt mưa lâm li thấm ướt hết cả quần áo.
... còn mưa nhỏ khiến người ta ướt áo.
Người đệ tử im lặng, đăm chiêu. Vị thiền sư giảng:
- Trong đối nhân xử thế, lời nói và cử chỉ của chúng ta ví như một cử chỉ của tay, một cái nhấc chân, một hành động biểu đạt tình cảm hay một câu nói… những điều này đều giống như hạt mưa bụi nhỏ bé kia, nhìn thì rất nhỏ, nhưng nếu không để tâm chú ý, không thận trọng cảnh giác sẽ trở thành sơ hở vô ý hay cố ý mà làm ướt "quần áo" của người khác, tổn thương và phương hại người khác, đồng thời cũng là nguyên do "ướt" sang cuộc đời của chính mình, khiến cuộc đời của mình phải chịu tối mờ, gian khó và tổn thất.
Người đệ tử cuối cùng đã thấu hiểu vì sao mưa bụi lại dễ dàng làm ướt được quần áo của mọi người, là bởi vì người ta đã buông lỏng cảnh giác đối với nó.
Đừng để ướt mưa.
Bài học: Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà phạm. Sống trên đời, đứng giữa biển trời mưa bụi mà không bị ướt chính là đi đến cảnh giới của viên mãn.