Chúng ta luôn luôn không thể cưỡng nổi sức hấp dẫn các món cá ngừ sống, sushi cá ngừ, sashimi cá ngừ nhưng liệu ăn nó có an toàn như bạn tưởng?
Cá ngừ chứa nhiều protein. Tuy nhiên, ăn cá ngừ mỗi ngày chỉ ở mức “có thể an toàn” vì bạn có thể bị ngộ độc thủy ngân, kèm theo những triệu chứng như ngứa ngáy và mất cân bằng, như giải thích của TS Micheal Gochfeld (Mỹ).
“Nhiều nam giới ăn cá ngừ mỗi ngày không có vấn đề gì trong khi một số người có triệu chứng ngộ độc thủy ngân khi ăn số lượng giống nhau. Hầu như các loại hải sản đều chứa thủy ngân. Vấn đề là liều lượng bao nhiêu sẽ gây độc?”, phát ngôn viên Lauren Sucher của FDA nói. Theo TS Gochfeld:” Cần cân bằng giữa lợi ích dinh dưỡng của cá, chú ý đến trọng lượng cơ thể, độ nhạy cơ thể với thủy ngân, loại cá nào và nguy cơ ngộ độc có thể xảy ra”.
Chừng mực vẫn tốt hơn
TS Dariush Mozaffarian tại ĐH Tufts (Mỹ) cho biết ăn cá giảm bệnh tim mạch, đột quỵ, béo phì, suy giảm nhận thức, trầm cảm, ung thư, các rối loạn viêm tấy và hen suyễn.
Thực tế, những nguy cơ từ thủy ngân đã được thổi phồng. Thủy ngân có thể gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của bào thai và trẻ nhỏ, vì thế từng có cảnh báo hạn chế ăn cá chứa hàm lượng cao thủy ngân khi mang thai đã gây sốc ở nhiều người. Sự thật là điều này không được khuyến cáo trong cộng đồng. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể ngộ độc khi ăn quá nhiều cá.
Tốt nhất, nên ăn một loại cá ngừ màu nhạt bốn lần mỗi tuần. Nếu nhiều hơn hoặc chọn các loại khác, có thể tính toán khẩu phần giới hạn cho mỗi tuần. Khi có dấu hiệu nhiễm độc, nên ăn ít lại hoặc chọn cá có lượng thủy ngân thấp.
Tú Uyên
Có thể bạn quan tâm: