Tổn thương khí phế quản do COPD (Sức Khỏe & Đời Sống). |
Bệnh COPD thường gặp ở tuổi trung niên hay người già, thường có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất. Bệnh được chẩn đoán khi có biểu hiện ho, khạc đờm 3 tháng trong một năm và liên tiếp trong vòng 2 năm trở lên. Khó thở ngày càng tăng. Bệnh nhân phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển. Đờm trong, đục hoặc ngà vàng. Nghe phổi thấy ran rít, ran ngáy, ran ẩm. Đo chức năng hô hấp thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn không phục hồi.
Còn ở bệnh hen phế quản, cơn khó thở thường xuất hiện vào ban đêm, hay bắt đầu từ khi còn nhỏ. Bệnh nhân thường sống trong gia đình có người bị hen, bản thân có tiền sử dị ứng với bụi, phấn hoa, thức ăn... Nghe phổi có ran ngáy, ran rít. Có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng có khả năng phục hồi. Cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen đều hay tái diễn và đều trở thành tâm phế mãn. Bệnh hen dẫn đến suy hô hấp và tâm phế mạn chậm hơn COPD.
Đông y dùng lá khế, lá táo, hạt đay chữa hen. Lá khế cả cành non, hoa 100-150 g, cho 5-6 lít nước, nấu sôi 15 phút, dùng xông và tắm, chữa lở loét, dị ứng. Lá táo rừng (còn gọi là táo dại), lá táo ta khoảng 200-300 g sao vàng, sắc 3 bát nước, lấy 1 bát chia 2 lần uống trước bữa ăn 1 giờ, chữa dị ứng. Mỗi tháng uống một tuần liền, trong hai tháng.
Có thể lấy lá khế, lá táo, hạt rau đay phơi khô, nấu sôi như nước chè, uống hai lần một ngày, trong nhiều ngày để chữa hen, tránh được khó thở.
(Sức Khỏe & Đời Sống)