- Đầu tiên bạn phải có ngôn ngữ phong phú (muốn vậy thì phải học văn hoặc đọc sách báo tương đối nhiều một chút).
- Tiếp theo là giọng nói phải rõ ràng và to để đối phương sợ mà không thể lấn át.
- Bạn không cần quan tâm những gì đối phương nói đúng, chỉ tập trung vào những cái sai trong lời nói của họ.
- Cuối cùng là phải nói thật nhanh, để cho đối phương không chen vào được. Cách này trong dân gian gọi là "cả vú lấp miệng em". Tuyệt đối không dùng ngôn ngữ thô tục bạn nhé, dù là cãi nhau thì mình vẫn nên là người có văn hóa kẻo người ta khinh.
Giọng của bạn phải to và rõ ràng, không được lí nha lí nhí.
Sau đây là 4 cách điều hướng cuộc cải vã của bạn để đối phương "tắt ngòi" luôn:
1. Phản bác vụn vặt
Bạn không nói tới trọng tâm của cuộc tranh cãi nửa mà chỉ đề cập tới 1 khía cạnh rất ư là không liên quan. Ví dụ (hơi lỗ mãng một tẹo):
- Cãi nhau với chị khiến mặt tôi trông cứ... đần đần, thôi tôi chả muốn nói nữa nhá.
- Ai sai ai đúng nói mãi cũng chẳng ra được, tôi phải làm việc nhanh để tối về còn đi xem phim.
- Thôi thôi đói rồi, tôi phải đi ăn. Cãi với chị phí cả nước bọt.
Kiểu chủ động dập tắt màn đấu khẩu này sẽ khiến đối phương cùng lắm chỉ nói được 1-2 câu tát nước theo mưa.
Hãy tìm cách rút lui khỏi cuộc cãi vã mà vẫn ngẩng cao đầu.
Hoặc khi đang cao trào, bỗng dưng bạn lái câu chuyện theo một hướng... hài hước thì sẽ khiến cho sức tranh cãi của đối phương bị... tụt huyết áp. Ví dụ:
- Anh nói cứ như là thằng con tôi ấy. Mỗi lần như thế tôi lại bốp cho nó vài phát vào mông.
- Nói chuyện cho xong với chị thì chắc Sài Gòn đổ tuyết. Mệt cả người.
2. Công kích cá nhân
Khi không thể tiếp tục tranh cãi bằng lí luận thì bạn hãy quay sang công kích cá nhân đối phương. Để làm được điều này, bạn phải nắm rõ các sở trường, sở đoản và thói quen của đối phương. Cố gắng tìm thật nhiều điểm yếu của đối phương. Dân gian có câu: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Đối với người tri thức bạn tranh luận kiểu chữ nghĩa, đối với dân chợ búa thì bạn phải hùng hổ và kêu gọi người xung quanh hưởng ứng càng tốt.
Hơn nữa, bạn nên lái câu chuyện vào lĩnh vực mà mình am tường để cho đối phương đuối lí, chứ đừng cố tranh cãi chuyện mà mình chẳng biết gì, khéo người ta cười cho.
Đối với người tri thức bạn đừng quá hùng hổ, "được nước làm tới".
Ví dụ về công kích cá nhân:
- Thật là nực cười, một con người liên tục đi làm muộn như chị thì chuyện công việc nắm được bao nhiêu mà cứ đòi so kè với tôi.
Khi muốn rút lui nhưng vẫn cố tình làm đối phương bẻ mặt:
- Xin lỗi bạn chứ mình không thích nói chuyện với người thần kinh không bình thường.
4. Ngụy biện đe dọa
Nguyên tắc của loại hình này là: "Khi không dùng được lí lẽ, hãy dùng roi". Bạn không nhất thiết phải dùng bạo lực mà chỉ đơn thuần là đe dọa về một hậu quả không mong muốn sẽ xảy ra nếu đối phương cứ "nhây" với bạn. Tất nhiên loại tranh cãi này không fair-play, nhưng trong chiến tranh thì chẳng thể đòi hỏi sự công bằng. Ví dụ:
- Thôi tôi chẳng muốn dây dưa với cô cho mất thì giờ, tôi sẽ đi gặp thủ trưởng của cô để hỏi cho ra ngô ra khoai.
Hoặc bạn có thể tung hỏa mù để làm đối phương run sợ, hay nói chuyện cao thâm để đối phương không biết đường mà đối đáp:
- Hôm trước tôi đã nói rõ với sếp của cô về vấn đề này mà giờ cô dám cãi à? (Bạn chưa hề nói gì với sếp cả).
Đôi khi bạn phải nói chuyện cao thâm để đối phương mệt mỏi mà không thể đối đáp.
Tóm lại, khi cãi vã thì nên biết tiến biết lùi, thấy đối phương có vẻ đuối hay có ý làm hòa thì nên nương tay không dồn ép quá. Ai cũng có lòng tự trọng cả, không nên đi quá trớn. Đối với người tri thức thì không nên nói câu nặng nề thâm độc, đối với người thù dai lấy chuyện cải vã làm thú vui thì tốt nhất là bịt tai bỏ qua, vì danh ngôn có câu rằng: "Đừng bao giờ tranh cãi với những kẻ ngốc, vì chúng sẽ kéo ta xuống bằng trình độ của chúng và thắng ta bằng kinh nghiệm".