áo măng tô trong tiếng Anh là "trench coat". Trong đó, "trench" có nghĩa là chiến hào. Từ những ngày đầu tiên xuất hiện tại xứ sương mù, chiếc áo măng tô đã được gọi với cái tên dành cho đúng chức năng của nó: phục vụ quân đội Anh quốc. |
áo khoác măng tô được người Anh sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trang phục này giúp họ bảo vệ cơ thể trước thời tiết khắc nghiệt và mưa gió. |
Vào đầu những năm 1850, Aquascutum thiết kế ra chiếc áo khoác măng tô thời trang đầu tiên. Sản phẩm may bằng vải dệt len chống thấm nước bằng cách bôi sáp hoặc cao su lên bề mặt vải. Dáng áo thời kỳ này suông rộng với một hàng nút cài phía trước. |
Năm 1879, Thomas Burberry được cấp bằng sáng chế cho loại vải Gabardine (vải cotton siêu nhẹ, không thấm nước và cản gió tốt). Sau đó, ông bắt đầu cho ra đời những mẫu áo măng tô của mình vào những năm 1901. |
Sau Thế chiến thứ nhất, áo khoác măng tô được Burberry quảng cáo rộng rãi tại Anh Quốc như một chiếc áo đi mưa thời trang dành cho phụ nữ và nam giới. Lúc này, trang phục đã được lược bỏ đi những chi tiết mang hơi hướng quân sự như phần cầu vai, miếng vải che vạt ngực hay móc sắt ở dây nịt. |
Năm 1918, hai thương hiệu Burberry và Aquascutum vẫn còn tranh cãi về chiếc áo khoác măng tô thời trang đầu tiên. Có thể nói, Aquascutum là cha đẻ của trang phục nhưng Burberry đã có công sáng tạo chất liệu siêu nhẹ giúp tất cả mọi người có thể mặc chiếc áo vốn từng nặng nề này. |
Áo măng tô trở thành món đồ không thể thiếu của những quý cô sành điệu tại Anh vào những năm 1920. Trong giai đoạn này, chiếc áo được thêm nhiều chi tiết ánh kim, cổ lông hoặc thêu tay. Hình ảnh phụ nữ mặc áo khoác măng tô, đội mũ Cloche do Coco Chanel thiết kế trở thành xu hướng thịnh hành nhất tại Anh cho tới cuối những năm 1930. |
Xem tiếp
Thi Thi