Bạn chỉ mất khoảng 1 đến 2 tiếng thực hiện với giá 150k đến 300k tùy theo từng loại mà bạn đã sở hữu cho mình hàng mi dài và cong vút, ngoài ra mỗi tháng dặm mi một lần. Có rất nhiều chị em thích làm đẹp nhưng không muốn tốn kém nên đến các tiệm nail, hay tiệm làm tóc cùng với những địa chỉ nối mi tại nhà chưa có giấy phép hành nghề, chị em phụ nữ còn thích thú hơn khi chính mình trải nghiệm trở thành người mẫu nối mi miễn phí cho những học viện.
Quá trình thực hiện nối mi nhân viên sử dụng nhíp để gắn từng sợi tơ lụa hoặc sợi tổng hợp lên chiếc lông mi bằng keo. Loại keo này có chứa hóa chất Formaldehyde, Cyanoacrylate và keo dán từ nhựa cao su, loại hóa chất này gây dị ứng cùng với nhiều phản ứng khác cho đôi mắt cho dù chỉ tiếp xúc ở nồng độ thấp đi nữa. Theo các nhà nghiên cứu về nhãn khoa ở Mỹ cũng cảnh báo rằng loại keo này còn gây nhiễm khuẩn giác mạc, viêm da và mí mắt.
Cũng theo Viện nghiên cứu về nhãn khoa của Mỹ cũng cảnh báo, nối mi ở các salon uy tín cũng có thể bị nhiễm khuẩn giác mạc và mí mắt, cũng như bị viêm da do phản ứng với loại keo mà sonlon đó sử dụng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Lông mi có khoảng 2 đến 3 hàng trên tổng số mi trên và mi dưới từ 80 đến 120 chiếc. Trong đó mỗi một nang lông có cơ vòng rất nhỏ bao quanh nhằm dựng lông đứng thẳng, chân lông mi có chất tiết nhiều lipid để bôi trơn lông mi và tránh thấm nước. Bởi vậy các chất keo nối ở trên có thể làm cho lỗ chân lông vùng da bị tắc và tạo điều kiện cho các vi khuẩn làm ổ, cản trở sự phát triển của lông mi tự nhiên.
Keo dán lông mi cho chị em nếu không phải là keo sinh học thì chất keo giúp tích tụ bụi bẩn, giúp vi sinh vật gây phát triển, gây nên kích ứng cho mắt. Ngoài ra loại thuốc như uốn, nhuộm và nối lông mi, lông mày cũng rất dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng, không những vậy lạm dụng quá sẽ khiến thuốc nhuộm keo dễ dính vào mắt và gây dị ứng.
Keo sinh học thì khá là đắt tiền có các chất fibrin, hystoacryl, collagene nên không có giá rẻ, công đoạn nối mi hoặc các vật tư dùng cho việc này không đảm bảo có thể gây nhiễm độc nang lông và mất đi chất mỡ bóng của lông mi, gián đoạn tuần hoàn của lông mi.
Trong trường hợp nếu thuốc nhuộm bị rơi vào mắt hay khi nối mi quá nặng sẽ bị viêm kết mạc và viêm mắt, viêm bờ mi, mắt bị tấy đỏ hay bị chảy nước mắt liên tục nóng rát mắt. Những ai có cơ địa mẫn cảm còn bị dị ứng toàn bộ vùng da quanh mắt, nổi mụn nước hoặc mụn có mủ gây buồn nôn, gây sốt giảm thị lực thậm chí dẫn đến mù hoàn toàn đấy nhé.