Palo Alto còn cho biết một số trường hợp báo cáo tình trạng bị khóa máy và khai thác dữ liệu nhằm đòi tiền chuộc.
Mặc dù đa phần người dùng iPhone phổ thông không phải quá lo lắng trước thông tin này, song rõ ràng với những ai có ý định bẻ khóa thiết bị và táy máy vào trong hệ thống, đây là lời cảnh báo nghiêm túc, bởi những ứng dụng hay tweaks mở rộng thú vị có thể không đáng cho những tình huống rủi ro mà tự họ đặt mình vào.
jailbreak iphone đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa cơ chế bảo vệ của Apple cài đặt trên iOS vốn luôn được ngợi khen là ưu việt hơn hẳn các nền tảng khác như Android. Tuy nhiên, nhiều tín đồ “sành sỏi” công nghệ vẫn muốn trổ tài bẻ khóa iPhone nhằm can thiệp vào nội dung hệ thống và ở những đời máy đầu tiên, jailbreak giúp người dùng thực hiện các tác vụ đa nhiệm cũng như biến chiếc smartphone thành công cụ phát wifi hotspot.
Tuy nhiên, niềm vui bẻ khóa trong thời hiện đại đã vơi bớt ít nhiều, bởi những tính năng trên đã nằm gọn trong hệ phần mềm của máy. Thêm vào đó, jailbreak cũng chẳng hay ho gì, nếu như an toàn bảo mật thông tin của người dùng bị đe dọa. Chuyện tin tặc tấn công 250.000 iPhone “mất khóa” nói trên không phải vụ việc đầu tiên được thống kê, ghi nhận.
Lẽ dĩ nhiên, người ta có thể cãi rằng nhiều iPhone không bị jailbreak song vẫn đứng trước nguy cơ bị tin tặc “hỏi thăm”, tuy nhiên xin khẳng định cơ chế bảo vệ trên thiết bị di động của Apple rất tốt khiến tham vọng của những tay hackers bị cản trở rất nhiều. Số vụ hack thành công chủ yếu do kẻ gian có cơ hội và thời gian tiếp cận máy trực tiếp và kết nối nó với một máy tính cá nhân.
Nói tóm lại, hãy nghĩ kỹ trước khi jailbreak iPhone!