Chỉ số Shanghai Composite đã giảm 4,64% giá trị trong khi CSI 300, chỉ số niêm yết các mã cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến cũng giảm đến 4,83%. Sau những mức đỉnh nhiều năm mới lại được chứng kiến hồi đầu tháng 6, cả hai chỉ số chứng khoán đều giảm sâu tới hơn 31% trong vòng 1 tháng ngày qua.
Còn ngay tại thời điểm mở cửa thị trường vào sáng thứ tư, chỉ số Shanghai Composite lao dốc 8%, Shenzhen Composite trượt 4,1%, CSI 500 tụt 4,2% và chỉ số các cổ phiếu công nghệ ChiNext cũng rớt 2% giá trị.
Cú rớt "thẳng đứng" của Shanghai Composite index trong ngày giao dịch thứ tư.
Trong đó, riêng cổ phiếu của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc PetroChina đã giảm tới 4,9%, lọt “top 9 ông lớn doanh nghiệp sụt giảm giá trị thị trường không dưới 4% trogn danh mục CSI 300”, theo tin từ Bloomberg Business.
Xu hướng giảm giá này đang lan rộng mặc cho những nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc trong những tuần gần đây nhằm thúc giá cổ phiếu đi lên, bao gồm cắt giảm lãi suất, các quy định nhằm hạn chế bán ra giữa bối cảnh các chuyên viên môi giới, các nhà quản lý tài sản và nhiều công ty bảo hiểm của nước này đang lên kế hoạch bán tháo cổ phiếu của mình.
Các con số cũng ghi nhận hơn 1000 doanh nghiệp niêm yết đại chúng của Trung Quốc đã tạm ngừng giao dịch trong ngày thứ 4 nằm tránh những náo động trên thị trường. Dù chỉ chỉ là biện pháp tình thế trong chốc lát song nó cũng giúp giảm bớt áp lực bán ra cho các cổ phiếu này.
Tình trạng xuống giá thảm hại trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đang có xu hướng lan rộng ra các thị trường khác trong khu vực. Cụ thể, chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm hơn 4% trong khi Nikkei 225 của Japan và ASX 200 của Australia cùng tụt khoảng hơn 1.1%.
Theo tin từ Reuters, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố sẽ hỗ trợ bình ổn thị trường bằng việc cung cấp thanh khoản. Cụ thể như sau:
- Phát ngôn viên của Uỷ ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) là Deng Ge đã lên tiếng cảnh báo về những bất ổn trên thị trường cùng làn sóng “bán ra điên loạn” đối với nhiều mã chứng khoán. Vị này cũng tuyên bố CSRC sẽ cung cấp công cụ thanh khoản cho các đơn vị môi giới chứng khoán thông qua Công ty Tài chính Chứng khoán Trung Hoa (CSFC) – một doanh nghiệp thuộc quản lý nhà nước, đồng thời tiến hành kiểm soát các điều kiện tham gia thị trường trao đổi các hợp đồng tương lai vốn hóa nhỏ trong danh mục CSI 500.
Jeff Gundlach – người được mệnh danh là “ông hoàng trái phiếu” đã bình luận rất gọn về thị trường cổ phiếu hiện nay tại Trung Quốc: “Không ổn!”
- CSFC cũng cho biết hãng sẽ tiến hành mua lại một lượng cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa (vốn đang bị bán tống bán tháo trong thời gian gần đây, khi các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang cổ phiếu blue chip vốn hóa lớn thuộc các quỹ cổ phiếu bình ổn).
- Bên cạnh đó, Sàn giao dịch hợp đồng tài chính tương lai của Trung Quốc (CFFEX) tuyên bố sẽ nâng mức yêu cầu hợp lệ cho các lệnh bán khống đối với các mã thuộc CSI 500, tạo rào cản đối với các nhà đầu tư có ý định bán khống chỉ số, trong khi các đơn vị bảo hiểm cũng lên tiếng cho phép khách hàng của mình mua nhiều cổ phiếu blue chip hơn nữa.
Phát biểu trong ngày thứ 3, Jeff Gundlach – người được mệnh danh là “ông hoàng trái phiếu” đã bình luận rất gọn về thị trường cổ phiếu hiện nay tại Trung Quốc: “Không ổn”.
Có ai ngờ nói thế vẫn là nhẹ.