Cây đậu chổi Butcher, tên khoa học Ruscus aculeatus, là một loại cây bụi lâu năm. Cây khá thấp, thân và lá dựng đứng, khá cứng, sống dai. Điểm đặc biệt của loài đậu chổi Butcher là khả năng mọc quả từ giữa… lá cây, thay vì từ cành như mọi loại quả khác trên đời.
Cứ vào đầu mùa xuân, từ những phiến lá của cây đậu chổi Butcher lại mọc ra những bông hoa xanh trắng nhỏ. Những bông hoa sẽ phát triển thành quả đỏ mọng vào mùa thu. Những quả đỏ nhỏ xíu được mọc trực tiếp ngay trên lá cây trông rất kì lạ.
Cây đậu chổi. (Ảnh: internet)
Không giống với những loài thực vật thông thường có quả mọc ra ở đầu cành, hay đặc biệt hơn là những loại cây đẻ ra quả từ thân, đậu chổi lại "làm chuyện khác người" là mọc ra quả ngay giữa mặt lá.
Cây đậu chổi thuộc họ măng tây. (Ảnh: internet)
Đậu chổi mọc thành những bụi thấp, có lá và thân cứng cáp, sống dai. (Ảnh: internet)
Mùa xuân, lá cây bắt đầu mọc ra những bông hoa màu tím trắng cho đến cuối thu. (Ảnh: internet)
Những bông hoa héo đi, kết thành quả và chín đỏ mọng. (Ảnh: internet)
Cây đậu chổi thường mọc thành những bụi thấp, nên chúng được người dân bản địa gọi với cái tên Knee Holly. Ngoài ra, chúng còn có những cái tên khác là Sweet Broom và Pettigree.
Một bụi cây đậu chổi. (Ảnh: internet)
Những chồi non của loài cây này cũng có thể ăn được như măng tây. (Ảnh: internet)
Ở các nước phương Tây, chúng được trồng trong vườn với mục đích sử dụng quả làm thuốc, lá để ăn và thậm chí là để trang trí trong nhà. (Ảnh: internet)
Cách đây khoảng 2.000 năm, con người đã biết sử dụng cây đậu chổi để làm thuốc lợi tiểu, nhuận tràng và điều trị các chứng bệnh như trĩ, giãn tĩnh mạch, ngứa, sưng tấy… Đến năm 1950, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một số chất có trong cây đậu chổi có thể gây co thắt tĩnh mạch, kể từ đó, loài cây kì lạ này còn được sử dụng để điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
Ngoài ra, những cành cây cứng được nối lại với nhau và được người bán thịt dùng để làm sạch thớt. Chính vì thế, tên của loài cây này được đặt là đậu chổi Butcher.