Một trong những ứng dụng quản lý Password phổ biến nhất hiện nay là LastPass vừa bị tin tặc tấn công. Trong khi dân tình hoang mang lo sợ: "Phải chăng những phần mềm siêu bảo mật dùng để lưu trữ hàng triệu password của người dùng cũng mong manh đến thế?", thì các chuyên gia cũng đã lên tiếng tranh luận với nhau ngay trên các trang mạng xã hội.
Đến các ứng dụng lưu trữ bảo mật cũng bị hacked, người dùng biết tin ai? |
Thường thì, chính các chuyên gia bảo mật cũng rất tin tưởng vào các phần mềm ứng dụng quản lý passwords – ví dụ như LastPass – coi đây nhưng một biện pháp an toàn giúp người dùng lưu trữ các tài khoản định danh trên mạng của mình. Sự kiện này có thể châm ngòi cho một làn sóng "mất niềm tin" trên diện rộng đối với các ứng dụng bảo mật thông tin, không chỉ trong đông đảo người dùng internet, mà trong chính nội bộ các chuyên gia thuộc ngành.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là các dữ liệu mật khẩu lưu trong các ứng dụng như thế này đều đã được mã hóa, đóng vai trò như một phòng tuyến an toàn thứ 2 khó bị bẻ gãy và khiến việc khai thác thành công các mật khẩu trở nên khó khăn hơn.
Các cuộc tranh luận trên mạng xã hội, và có người khẳng định: "Ứng dụng lưu trữ bảo mật không phải tuyệt đối thông minh." |
Và trong khi một vài cá nhân, đặc biệt là các chị em, dáo dác về chuyện liệu chúng ta có nên quay về với các phương pháp lưu trữ thông tin truyền thống (như sổ ghi chú mật khẩu), thì nhiều người vẫn tin vào "sức mạnh" của các ứng dụng điện tử trong việc bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng.
Nhưng nói gì thì nói, sổ ghi chú và cả các ứng dụng trực tuyến đều không "thông minh" đến độ qua mặt được mọi kẻ gian muốn tấn công và đánh cắp thông tin của bạn. Việc mà các chuyên gia cần thật sự quan tâm trong thời điểm này, đó là LassPast sẽ làm gì để bảo toàn các dữ liệu mà khách hàng đã tin tưởng gửi trao (giờ nằm trong tay tin tặc) và sau sự kiện này, các nhà phát triển ứng dụng cũng như chuyên gia công nghệ thông tin sẽ cần làm gì để giúp người dùng lưu giữ mật khẩu được được an toàn và hiệu quả hơn.