Từ lâu, xương rồng đã nổi tiếng bởi khả năng chịu hạn bậc nhất của mình. Chúng là một trong số ít những loài cây trụ được ở vùng sa mạc với khí hậu khô hạn. Dần dần, người ta bắt đầu mang xương rồng về để trồng tại nhà - bổ sung thêm sắc xanh cho những ngôi nhà mà gia chủ có ít thời gian chăm sóc cây cối.
Loài xương rồng có khả năng chịu hạn cực tốt. (Ảnh: internet)
Xương rồng có rất nhiều lợi ích về sức khỏe có thể kể đến như:
- Chứa nhiều khoáng chất và các chất chống oxy hóa mạnh, giúp phòng chống nhiều bệnh.
- Hỗ trợ giảm cân do hàm lượng calo thấp, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Giàu pectin và chất xơ. Trong đó, pectin giúp nhận biết các cholesterol xấu trong máu, rồi loại bỏ chúng qua đường tiêu hóa. Chất xơ với hàm lượng cao làm chậm quá trình tiêu hóa cacbonhydrate, không biến đổi chúng thành đường gây tiểu đường.
- Có vitamin A và C giúp cải thiện tế bào da.
- Giàu khoáng chất, canxi, magie, natri và các chất điện giải phục vụ cho hydrat hóa, co cơ, chức năng tế bào, giảm căng thẳng và giúp cơ thể cân bằng. Natri giúp cơ thể giữ nước.
Xương rồng rất giàu chất xơ, khoáng chất, pectin và chất chống oxy hóa. (Ảnh: internet)
Bà Shapiro - chuyên gia của Viện dinh dưỡng New York cho biết: “Những thực phẩm giàu chất xơ và giàu pectin sẽ giúp nhận biết các cholesterol có hại trong máu và loại bỏ chúng qua đường tiêu hóa”.
Khi cố gắng giảm cân, chúng ta muốn lấp đầy bụng với những thực phẩm giàu chất xơ và hàm lượng calo thấp. Bởi chúng ta muốn no lâu hơn với hàm lượng calo ít hơn”.
Dù gai góc nhưng xương rồng lại là một loại "siêu thực phẩm". (Ảnh: internet)
Ở Mexico và các quốc gia Châu Mỹ, các món ăn từ xương rồng rất phổ biến và được xem là một món rau xanh, có trong thực đơn hàng ngày của mọi gia đình.
Xương rồng được rất nhiều nơi trên thế giới chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. (Ảnh: internet)
Tại Mỹ, một số trang trại trồng xương rồng được hình thành để đáp ứng nhu cầu thưởng thức xương rồng dành cho những người sành ăn.
Nhiều nhà hàng tại Anh bắt đầu sử dụng lá, thân và quả xương rồng để chế biến các món salad, bánh mì sandwiches hoặc ép lấy nước. Nước ép và mứt xương rồng bắt đầu xuất hiện ở rất nhiều kệ hàng trong các siêu thị.
Nhiều siêu thị bán lá xương rồng còn tươi. (Ảnh: internet)
Tuy nhiên, tại Việt Nam, từ xưa người dân Quảng Nam cũng đã biết dùng xương rồng để chế biến thành nhiều món ăn dân dã như luộc chấm mắm, nấu canh chua, kho cá, xào tỏi...
Ngoài ra, nhựa chiết từ cành của cây xương rồng có thể chữa mụn nhọt, nhất là nhọt mủ, đầu đinh. Lấy một khúc cành xương rồng bà, cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi rồi đem rịt vào chỗ sưng. Nếu có mủ, mụn sẽ vỡ nhanh.
Bên cạnh đó, rễ và thân xương rồng được dùng chữa bệnh lị, trĩ ra máu, ho, đau họng, nhọt ở phổi, sưng vú, đinh sang, bỏng lửa và rắn cắn. Người ta còn dùng toàn cây và rễ chữa viêm loét dạ dày, lị cấp tính, ho, dùng vỏ ngoài trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, viêm tuyến vú, ung tiết thũng độc và bỏng.
Xương rồng được chế biến thành nhiều vị thuốc. (Ảnh: internet)
Tại Việt Nam thường có 2 loại xương rồng là: xương rồng bà và xương rồng bà gai đơn. Cả 2 loại xương rồng này thuộc họ xương rồng Cactaceae.Tuy nhiên, theo "Trung dược đại từ điển" thì cả hai loài này đều được dùng như nhau trong mục từ chung là "Tiên nhân chưởng". Xương rồng bà có gai là cây nhỏ cao 0,5-2m; thân tạo thành từ các lóng dẹp hình cái vợt bóng bàn dài 15-20cm, rộng 4-10cm; màu xanh nhạt, mang núm với 3-8 gai, gai to với sọc ngang, dài 1-4cm. Lá nhỏ dễ rụng. Hoa vàng rồi đỏ, phiến hoa nhiều, nhị nhiều với chỉ nhị hồng hay đỏ; bầu dưới. Quả mọng to 4-5cm, màu đỏ đậm. Xương rồng bà gai đơn có gai nhỏ nhọn mọc đơn độc trên thân gồm nhiều khúc dẹp hình mái chèo liên tiếp nối theo nhau. Xương rồng bà có nguồn gốc ở châu Mỹ, được nhập trồng khoảng thế kỉ thứ 17, nay trở thành hoang dại, mọc đầy trên đất cát hoang dọc bờ biển. Người ta thu hái toàn cây và rễ quanh năm. Theo Đông y, xương rồng bà vị đắng, tính lạnh; có tác dụng hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, kiện vị, giảm đau, cầm ho. |