1. Không vo gạo trước khi nấu cơm
Nấu cơm là việc quen thuộc hàng ngày nhưng vẫn có nhiều người chưa nấu cơm đúng cách. Đặc biệt, khâu vo gạo trước khi nấu cơm rất quan trọng song có một số người lại bỏ qua. Thực chất, hạt gạo trong quá trình xay xát, vận chuyển, bảo quản sẽ có nhiều bụi bẩn bám vào. Nếu không vo gạo mà nấu luôn đồng nghĩa với việc cơm nấu ra sẽ không đảm bảo vệ sinh.
Bên cạnh đó, khi vo gạo sẽ làm mất bớt lớp tinh bột bên ngoài. Nếu không vo gạo, lớp tinh bột này sẽ khiến cơm nhão và dính hơn.
2. Nhào trộn thịt băm quá kỹ
Thịt băm là một trong những cách chế biến quen thuộc. Chúng ta thường sử dụng thịt băm để làm thịt viên hoặc rang trực tiếp nhưng hay xảy ra sau lầm là khi tẩm ướp thịt băm, nhiều người thường trộn rất mạnh tay. Thậm chí có người còn nhào bóp thật chặt. Chính cách này khiến thịt bị chảy ra nhiều nước, khi nấu thịt sẽ bị khô.
Khi trộn thịt băm với gia vị chúng ta chỉ nên trộn nhẹ nhàng, khéo léo, thịt sẽ mềm và dẻo hơn.
3. Cho bơ viên vào bột thay vì mài nhỏ bơ ra
Chi tiết quan trọng trong nhiều công thức làm bánh là bơ phải đủ mềm để có thể trộn với các nguyên liệu khác. Đồng thời, nó không nên được nấu chảy.
Trong trường hợp này, thay vì cắt thành từng khối và thêm vào theo cách đó, tốt hơn hết bạn nên nạo bơ đông lạnh ra và để yên trong vài phút - những miếng bơ đã nạo sẽ nhanh chóng đạt đến nhiệt độ lý tưởng.
4. Dùng một loại muôi/thìa khi nấu các món ăn khác nhau
Nhiều người có thói quen chỉ sử dụng 1 loại muôi/thìa/xẻng để nấu các món khác nhau. Nhưng thực tế, mỗi món ăn sẽ có loại dụng cụ phù hợp tương ứng để sử dụng.
Chẳng hạn, làm món trứng ốp la, tốt nhất bạn nên dùng chiếc xẻng chuyên dụng để lật trứng. Hoặc ra cơm bạn nên dùng chiếc muôi để hỗ trợ riêng cho nó. Như vậy món ăn sẽ hoàn hảo hơn.
5. Không cạo lớp thịt bên ngoài của miếng thịt đã bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh
Lớp thịt bên ngoài của miếng thịt được bảo quản trong tủ đông lâu ngày đôi khi bị đổi màu, nếu cứ để như vậy nấu lên thịt sẽ không có màu đẹp mắt.
Khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần cạo lớp vỏ ngoài của thịt đi, rồi rửa dưới vòi nước và lau khô bằng khăn giấy là được. Tất nhiên với miếng thịt để lâu bị mốc hỏng thì tốt nhất bạn nên vứt bỏ nhé.
6. Không làm nóng chảo và dầu
Nhiều người lười có thói quen cho dầu ăn vào chảo rồi không đun nóng mà cho thực phẩm và nấu luôn. Chính cách này khiến món ăn không thơm, giòn mà còn ngấm nhiều dầu mỡ, ăn không tốt cho sức khỏe.
Cách tốt nhất là nên làm nóng dầu ăn và chảo trước khi cho các nguyên liệu/thực phẩm vào.
7. Rắc muối lên món ăn với khoảng cách quá ngắn
Bạn có thể nhận thấy rằng một số đầu bếp chuyên nghiệp nêm hoặc muối thực phẩm bằng cách giơ tay cao trên đĩa hoặc chảo rán. Hóa ra, đây không phải là một hành động để khoe khoang tài năng ẩm thực. Trên thực tế, điểm để muối càng cao thì gia vị càng được trải đều trên bề mặt thực phẩm (cá, thịt...). Nếu quá thấp tay, muối hoặc gia vị không được rải đều dẫn đến nguy cơ một miếng thịt hoặc món ăn sẽ có chỗ mặn, chỗ nhạt.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/
Mẹo hay nhà bếp