Gói bánh chưng. |
Gạo gói bánh chọn nếp ngon thì bánh mới dẻo, thơm, để lâu ngày không bị lại gạo.
Tuỳ theo đặc điểm từng vùng có thể thêm bớt gia giảm nhân bánh, nhưng thông thường có: thịt, đậu, hành khô, hạt tiêu. Nhân bánh phải là thịt ba chỉ, đậu xanh thứ tốt, hành khô thái lát. Dù thời gian nấu bánh lâu (khoảng 14 tiếng) nhưng muốn nhân ngon, đậu xanh phải hấp chín trước, sau đó giã nhỏ, vắt thành từng nắm con để khi gói cho vào bánh cùng với thịt và hành.
Để có được chiếc bánh có màu xanh mướt mắt, khi gói lớp trong để mặt láxanh tiếp ráp với gạo. Bánh phải vuông vắn, đầy đủ góc cạnh thì khi đặt lên đĩa mới đẹp. Gói bánh hơi chặt tay vì nếu lỏng sau khi luộc sẽ nát, còn nếu quá chặt, hạt gạo nở ra làm bánh nát hay bục lá gói.
Có thể dùng khuôn để đóng gói, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người gói bằng khuôn sẽ không vừa độ chặt nên khi luộc bánh dễ bị nứt.
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa qua nước lã để làm sạch chất nhờn sẽ lâu bị thiu. Sau đó đến công đoạn ép cho bánh chặt, dùng một tấm ván đặt lên những chiếc bánh xếp trên cùng một mặt phẳng và để các vật nặng lên trên. Như vậy khi cắt bánh ăn không nát lại dẻo, cắn vào miệng bánh thơm lại bùi.
Dưa hành
Để có lọ dưa hành muối ngon, các bà nội trợ phải chuẩn bị từ rất sớm, trước Tết 15-20 ngày. Hành củ tươi được lột vỏ ngoài, rửa sạch. Một số người để nguyên cả vỏ muối, khi dọn ra đĩa mới bóc lớp vỏ ngoài.
Chọn loại hành tím thì mới cay và thơm ngon. Trước khi muối, ngâm hành vào nước gạo vài ngày để giảm bớt độ cay. Sau đó vớt ra, rửa sạch, để cho ráo nước. Kỹ thuật muối hành cũng rất đơn giản, chỉ cần pha nước sôi hơi ấm với một lượng muối vừa phải, cho thêm vào một ít đường, hoà tan rồi cho hành vào nén lại.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị, 1/2001).
Có thể bạn quan tâm: