"Lắng nghe con" để tìm ra cách ăn dặm phù hợp
Từ ngày con nhỏ đến tuổi tập ăn dặm, chị Quế Anh bắt đầu mày mò tìm hiểu các công thức chế biến đồ ăn cho con để đảm bảo bé có được sự phát triển tốt nhất về thể chất cũng như tinh thần. Bởi theo chị, yếu tố quan trọng và gần như thiết yếu nhất để giúp con khỏe mạnh, chống trọi được với bệnh tật chính là dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và đúng cách.
Gia đình nhỏ của chị Quế Anh.
“Khi Chip được 5,5 tháng tuổi, mình bắt đầu tập cho con ăn dặm chủ yếu từ các loại trái cây như: bơ, chuối, lê, táo hấp... và các loại củ: như bí đỏ, cà rốt... trộn sữa.
Con lên 6 tháng mình quyết định cho con ăn dặm kiểu Nhật, cốt là để bé cảm nhận được từng mùi vị của các loại thực phẩm. Tuy nhiên, khoảng nửa tháng sau, vì đặc thù công việc nên mình không có nhiều thời gian để cho con ăn tiếp phương pháp đó nên lại chuyển sang cho con ăn dặm truyền thống. Tuy nhiên, có một điều may mắn rằng Chíp rất ngoan, rất giỏi, dù mẹ thực hành theo phương pháp nào em cũng hợp tác vui vẻ với mẹ. Theo mình thấy thì đó là do nó cũng phù hợp với con”.
Tiếp theo đó, đến giai đoạn bé Chíp được 7 tháng, chị Quế Anh bắt đầu cho con ăn cháo hạt vỡ và nguyên hạt không rây, chỉ băm nhuyễn hoặc nhỏ.
Bé Chíp tỏ ra vô cùng hứng thú mỗi lần đến bữa ăn.
Thế nhưng, với chị Quế Anh, dù áp dụng theo phương pháp ăn dặm nào cũng cần đặt ra cho mình những nguyên tắc riêng như: không ép con ăn khi con không muốn, cho con tùy lựa chọn sở thích ăn của riêng mình, lượng ăn theo nhu cầu và nếu con ăn ít mẹ cũng sẽ không bù thêm sữa. Bên cạnh đó, chị luôn tạo thói quen cho con độc lập khi ăn, không bế rong không đồ chơi mà ngồi vào bàn ghế để ăn nghiêm túc.
"Việc rong, ru hay dỗ dành con ăn bằng các thiết bị điện tử như điện thoại hay tivi không khiến bé ăn thêm được nhiều mà lại hình thành thói quen xấu. Cứ như vậy, đến bữa ăn con phải có những thứ đó mới chịu ăn. Vì thế, ngay từ những ngày đầu ăn dặm cho con, thậm chí khi còn bú sữa lúc sơ sinh, cha mẹ cần tuyệt đối nghiêm ngặt trong việc này", chị Quế Anh cho biết.
Bé Chíp hiện tại đạt được 9kg khi được hơn 8 tháng tuổi.
Công thức chung nấu cháo ăn dặm
Công thức chung khi nấu cháo cho con ở tất cả các giai đoạn được chị Quế Anh lập ra như sau:
- Thời gian: Khoảng 30-45 phút (chuẩn bị + nấu)
- Nước dùng dashi nấu sẵn một ít và trữ đông, các thực phẩm tươi sống như cá, thịt, gà, thịt lợn, thịt bò, tôm... sẽ chế biến theo từng bữa ăn để đảm bảo độ tươi ngon cho con.
- Cháo nấu tỉ lệ 1:10 hoặc 1:7, cứ 10ml gạo (đo bằng bình sưa) thì cho vào 100ml nước.
- Phần gạo đựng trong cốc nấu cháo cho con, khi cắm cơm gia đình thì cho cốc cháo của con vào nấu cùng, cơm chín thì cháo chín.
- Cá hấp chung với gừng cho thơm, sau đó bỏ da và xương.
- Tôm, gà, heo, bò băm nhỏ rồi luộc sơ hoặc hấp, sau đó băm nhỏ lại 1 lần nữa thì thịt sẽ không bị vón cục.
- Rau băm nhỏ.
- Cách nấu: Nấu cháo chín trong khoảng 5 phút, sau đó cho rau hoặc củ vào nấu chín tắt bếp đợi tầm 80° độ thì cho dầu ăn hoặc phô mai rắc. Lưu ý, nếu mẹ đã cho dầu ăn thì không cho phô mai và ngược lại.
“Để bé không chán ăn và có hứng thú với các món ăn, kinh nghiệm của mình là thường xuyên đổi món cho con như nui, mì somen, soup, cháo yến mạch, cháo đậu gà…”, chị Quế Anh cho biết thêm.
Thực đơn ăn dặm cho bé theo tháng tuổi
Trước mỗi tháng tuổi của con, chị Quế Anh luôn tìm tòi và lập sẵn ra những công thức nấu cháo riêng, với độ tuổi này con cần được ăn gì và đã có thể ăn thực phẩm gì? Theo chị, nếu đã có sẵn những kiến thức đó thì trong suốt quá trình ăn dặm sau đó của con, người mẹ không bị bị động, nếu con có gặp vấn đề gì như biếng ăn hay bệnh lý thì còn có thời gian ứng phó.
Dưới đây là thực đơn 16 món cháo ăn dặm mà chị đã chuẩn bị và thực hiện cho bé Chíp, các mẹ có thể tham khảo:
Thực đơn cho bé 8 tháng tuổi:
1. Cháo gà ác + rau bí + phô mai
Cách nấu:
- Gà hấp, bỏ da, băm nhỏ thịt gà.
- Đun nóng cháo đã rã đông rồi cho rau bí đỏ bằm nhỏ vào.
- Cho gà đã băm nhuyễn vào nấu tới chín rồi tắt bếp và cho 1/2 viên phô mai vào dằm với cháo là xong.
2. Cháo tốm + cà rốt + rong biển
Cách nấu:
- Tôm hấp, băm nhỏ
- Cà rốt, băm nhỏ rồi hấp (hoặc có thể làm ngược lại)
- 3-4 lá rong biển ngâm với vài lát gừng tươi, chần sơ qua nước sôi (hoặc không chần vẫn được), băm nhỏ.
- Cháo sôi cho rong biển vào nấu khoảng 1’ rồi lần lượt cho cà rốt và tôm vào.
- Tắt bếp, nêm 1/2 muỗng cà phê dầu mè là được.
3. Cháo cá lóc + bí ngòi + mồng tơi
Cách nấu:
- 1 nhúm quinoa vo sạch rồi nấu cho quinoa nở ra
- Trong khi quinoa sôi, cho cá vào luộc, cá chín vớt cá ra và gỡ lấy thịt, bỏ da và xương
- Cho viên cháo trữ đông vào nấu với quinoa
- Cho tiếp lần lượt bí ngòi, mồng tơi đã rửa sạch và băm nhuyễn vào cháo quinoa
- Cuối cùng cho cá vào. Thêm vài hạt nêm
- Tắt bếp và cho 1/2 muỗng cà phê dầu mè
4. Cháo tôm + mì somen + bí ngô non + khoai Nhật
Cách nấu:
- Tôm: rửa sạch, hấp, bỏ vỏ, vỏ chỉ đen ở lưng tôm, băm nhỏ
- Bí - Khoai: băm nhỏ, hấp
- Mì somen: Ngâm 10 phút rồi nấu cho sợi mì nở ra to, vớt sợi mì ra chén rồi dùng muỗng cắt với độ thô của bé, bé nào chưa quen có thể cà mịn cho bé
- Đun nước dashi rau củ rồi lần lượt cho tôm, bí, khoai vào.
- Cuối cùng cho mì somen vào
- Tắt bếp và cho 1/2 muỗng cà phê dầu oliu.
5. Cháo cá rô + cải ngọt + nấm rơm
6. Cháo thịt bò + bí ngòi + đậu xanh
7. Cháo thịt băm + cải ngọt