Mong muốn “cháy bỏng” của các ông bố bà mẹ khi sinh con bao giờ cũng là có được một đứa trẻ thông minh, sau này sẽ học hành giỏi giang. Tuy nhiên, khi con chưa biết đọc biết viết, chưa đến trường để có thể dựa vào điểm số mà đánh giá trí thông minh của trẻ thì làm thế nào và bằng cách nào để biết, con có phải là một đứa trẻ “thông minh từ bé” hay không? Xin mách mẹ những biểu hiện và vài phương pháp nhỏ để thử nghiệm độ thông minh của con cũng như thỏa mãn trí tò mò của cha mẹ
Trẻ biết cười
Nhìn chung, từ 4-6 tuần sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu mỉm cười, một số bé có thể muộn hoặc sớm hơn. Nụ cười đầu tiên của trẻ thường xảy ra khi con thức dậy sau một giấc ngủ, sau này, bé có thể bắt đầu cười thành tiếng nhỏ.
Một số chuyên gia nghiên cứu tâm lý trẻ em thấy rằng qua nụ cười của trẻ sơ sinh cũng có thể biết được tình hình phát triển trí tuệ bé. Những đứa trẻ sơ sinh cười sớm, thích cười, hay cười thường phát triển trí tuệ tốt hơn. Nếu em bé sinh ra đã được 8-10 tuần nhưng vẫn không cười, đó có thể là một biểu hiện không tốt về trí thông minh.
Mức độ hoạt động mắt, tiếp xúc mắt – mắt linh hoạt
Trẻ mới sinh có thể nhìn trực quan trong phạm vi 60cm và nhìn rõ trong khoảng 20cm. Khi được 4-6 tuần, bé có thể xoay đồng tử và nhìn theo các hoạt động của mẹ. 12 tuần có thể quay mắt về phía tiếng nói của mẹ, 12-16 tuần có thể nhìn thấy mẹ bắt đầu cho ăn và mở miệng chờ đợi. Khả năng tiếp xúc mắt – mắt, nhìn được vào mắt mẹ khi nói cũng là một dấu hiệu để nhận biết trẻ tự kỷ hoặc có phát triển tâm lý không bình thường. Chính vì vậy, những em bé hoạt động mắt tốt, tiếp xúc mắt nhanh nhẹn, lanh lợi cũng là biểu hiện của trẻ thông minh.
Trẻ tiếp xúc mắt mắt sớm cũng chứng tỏ thông minh (ảnh minh họa)
Trẻ hay thức, ít ngủ, thời gian tỉnh táo dài
Hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ tới 10-15 tiếng mỗi ngày vào khoảng thời gian mới sinh. Càng lớn lên, trẻ sẽ càng ngủ ít đi và thời gian tỉnh táo kéo dài ra. Khoa học đã chứng minh, những em bé sơ sinh thông minh thường ngủ ít (mà vẫn khỏe mạnh). Nếu một em bé ngủ quá lâu, hơn giới hạn nhất định hoặc ngủ cả ngày, người mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú vì bé ngủ quá nhiều…thì đó có thể và một vấn đề về trí thông minh.
Biết điều khiển ngón tay khéo léo từ sớm
Từ mới sinh trẻ đã biết nắm lấy mọi thứ, nhất là ngón tay mẹ, đây là phản ứng bản năng của con người. Tuy nhiên, việc nắm bắt này là nắm bắt phản xạ. Chỉ sau khi sinh được khoảng 3 tháng, trẻ mới có ý thức về đối tượng cầm. Những em bé biết cầm nắm đồ vật mong muốn sớm, biết chỉ tay bằng ngón trỏ, biết cầm vật nhỏ chỉ với hai ngón trỏ và ngón cái từ càng sớm càng chứng tỏ mức độ phát triển trí tuệ của bé càng vượt trội hơn so với các bé cùng lứa.
Trẻ biết theo và khóc khi thấy người lạ
Nhiều cha mẹ cho rằng con mình nhát khi cứ theo cha mẹ ông bà và khóc khi gặp người lạ. Tuy nhiên đây cũng là một biểu hiện tham chiếu cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh không nhận biết được con người, mọi người bế bé là như nhau. Ba tháng sau bé mới bắt đầu biết rõ ai là người quen và người lạ. Khi thấy bố mẹ ông bà, bé sẽ hay cười, đôi mắt như nhảy múa. 6 tháng, khi thấy người lạ, bé có thể xuất hiện các phản ứng như tránh né, vùi mặt vào tay mẹ, hoặc khóc to. Điều này cho thấy trẻ đã có một bộ nhớ rõ ràng. Nếu được 8 tháng mà trẻ vẫn không có hiện tượng biết quan biết lạ, điều này cho thấy một vấn đề về trí tuệ của con.
Trẻ “cả thèm chóng chán” với những món đồ chơi
Theo một khảo sát, khi cho các bé từ 9-12 tháng tuổi lựa chọn giữa một món đồ chơi quen thuộc và đồ mới, chúng sẽ có xu hướng cầm đồ chơi lạ. Thông tin thú vị đúc kết được từ khảo sát này đó là: những đứa trẻ thông minh thường luôn cần những thông tin mới để tiếp nhận và nhanh chán những thông tin cũ được lặp lại ngày qua ngày. Nhu cầu học tập.